Cách nuôi cá hồng kim (Cá đuôi kiếm)
  1. Home
  2. Cá Cảnh
  3. Cách nuôi cá hồng kim (Cá đuôi kiếm)
Rium Center 11 tháng trước

Cách nuôi cá hồng kim (Cá đuôi kiếm)

ca-hong-kim

Cá Hồng Kim là một loại cá đẹp mắt, có nhiều sắc màu độc đáo, hiện đang được rất nhiều người săn đón và yêu thích. Với vẻ ngoài độc đáo và màu sắc đẹp mắt, cá hồng kim sẽ trở thành một thành viên ấn tượng trong bể cá của gia đình bạn.

I. Cá hồng kim là cá gì?

Cá Hồng Kim, hay còn được gọi là cá đuôi kiếm, có phần đuôi dưới hình thanh kiếm độc đáo và ấn tượng. Đặc điểm này tạo nên sự khác biệt và đẹp mắt cho loài cá Hồng Kim, giúp bạn dễ dàng nhận ra chúng giữa muôn vàn giống cá khác. Cá hồng kim là loài cá được tìm thấy ở các dòng sông lớn, ao, hồ, kênh rạch và chúng được du nhập vào nước ta từ thập niên 50, xuất xứ từ đông nam Mexico.

ca-hong-kim

Đặc biệt, với cá đực, chiếc đuôi kiếm là một vũ khí thu hút và quyến rũ những con cá cái. Cá hồng kim có kích thước từ 10-15cm, tùy thuộc vào từng độ tuổi và môi trường sống.

Đặc điểm hình dáng

Cá đuôi kiếm có thân hình thon dài, nhỏ và duyên dáng. Phần thùy dưới đuôi có hình dạng giống thanh kiếm, làm cho cá đuôi kiếm trở nên đẹp mắt và nổi bật. Cơ thể của chúng được bao phủ bởi lớp vảy tròn, nhỏ và mềm. Màu sắc cá đuôi kiếm đa dạng, tùy thuộc vào từng khu vực sinh sống. Trong đó, phổ biến là các màu đỏ, cam, vàng, trắng bạc.

Tập tính

Cá đuôi kiếm có hình dạng đanh đá và luôn trong tư thế “phòng thủ” với chiếc đuôi dài, nhọn. Phần vây đuôi lại cực mềm và khó gây tổn thương. Cá đuôi kiếm rất hiền lành, dễ sống chung với các loài khác. Chúng thích bơi và sinh sản theo đàn, nên nên nuôi 2-4 con trong một bể.

Khả năng sinh sản

Cá đuôi kiếm là loài đẻ con, thường rất dễ sinh sản. Vì vậy, việc nuôi và nhân giống cho chúng dễ dàng hơn nhiều so với những loài khác. Cá đuôi kiếm lựa chọn bạn đời thông qua màu sắc cũng như kích cỡ của chiếc đuôi. Con đực sẽ khoe chiếc đuôi sặc sỡ, dài và đẹp mắt của mình để thu hút con cái, tiến hành giao phối để sinh sản và duy trì thế hệ mới. Cá mẹ thường đẻ con vào ban đêm, có thể cho ra đời khoảng 12-13 cá con mỗi lứa. Cá con sinh ra có màu vàng và khả năng bơi lội nhanh trong dòng nước lạnh. Những cá thể non yếu này thường ăn các loài loăng quăng, bobo, hay các loài bọ rệp nhỏ, mềm.

II. Hướng dẫn cách nuôi cá hồng kim sống khỏe, ít bệnh

ca-hong-kim

Để có thể nuôi những chú cá hồng kim khỏe mạnh và có màu sắc tốt, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Bể nuôi

Cá hồng kim mắt đỏ thường được nuôi để làm cảnh. Vì vậy, bể nuôi thường là bể kính hoặc lu thủy tinh, thùng nhỏ, với thể tích khoảng 100l và có thể nuôi xen kẽ với một số giống cá khác. Nếu nuôi cá với mục đích sản xuất và nhân giống, thì cần nuôi cá trong hồ, bể rộng với kích thước khoảng 805050 cm, có giàn che. Cần bố trí không gian sống bên trong hồ nuôi bằng cách thêm vào các loại rong rêu, thủy sinh để chúng có thể trú ẩn và cảm thấy an toàn. Hồ nuôi có thể sử dụng nước mưa tự nhiên là tốt nhất. Đồng thời, bể cần được xây dựng ở một nơi có ánh sáng vừa đủ, có hệ thống lọc nước và sục khí. Đảm bảo bể có độ thông thoáng, giàu oxy, độ cứng nước dao động từ 15-30 dGH và tiến hành thay nước thường xuyên.

Nuôi chung

Cá đuôi kiếm là giống cá hiền lành, dễ nuôi. Vì vậy, bạn có thể nuôi kết hợp với các loài cá cảnh khác như cá vàng, thia ria, cá Kim Long, cá Tứ Vân,.. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, bạn cần chú ý sự phân phối số lượng cá thể đực và cá thể cái. Cá đực thường tranh giành bạn tình khi đến mùa sinh sản. Vì vậy, số lượng cá cái và cá đực phải hòa hợp để tránh hiện tượng đánh nhau và tranh giành bạn tình.

Thức ăn

Cá đuôi kiếm là loài ăn tạp. Vì vậy, bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn khô chuyên dụng, các loài giáp xác, tép nhỏ, rau non,.. Bên cạnh đó, bạn có thể thả các loại rong, bèo tây, lục bình trong bể để tạo ra các loại lăng quăng và cung cấp thức ăn cho cá đuôi kiếm. Cần lưu ý bổ sung nước sạch và các loại thức ăn chuyên dụng (tươi, khô) để chúng có thể phát triển toàn diện và an toàn nhất.

III. Cách phân biệt cá hồng kim đực và cái

Cá đực và cái có đặc điểm khác nhau rất rõ ràng, biểu hiện chính ở chiếc đuôi. Cá trống có đuôi dài và nhọn, có loài chỉ phát triển vây dưới dài và có con lại mọc thành 2 nhánh dài vươn sang hai phía. Trong khi đó, cá cái có đuôi tròn (không chia nhánh) và phần bụng lớn hơn vì chứa trứng. Tất nhiên, khi cá trưởng thành, việc phân biệt giữa cá đực và cá cái sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, con cái còn có vây hậu môn dài hơn so với con đực.

IV. Cá hồng kim giá bao nhiêu tiền 1 con?

Rõ ràng, giá cá đực cũng đắt hơn do có dáng hình đặc biệt hơn. Con đực (đuôi đơn) có giá khoảng 10.000 – 15.000 đồng mỗi con, trong khi con đực (song kiếm) có giá khoảng 20.000 đồng mỗi con. Trong khi đó, con cái có giá chỉ khoảng 5.000 đồng mỗi con. Nếu bạn dự định nuôi sinh sản, nên mua tỷ lệ cái nhiều hơn để ghép cặp nhanh chóng.

Cá Hồng Kim được bán rất nhiều ở nước ta, bởi khả năng dễ thích nghi với môi trường, dễ nuôi và dễ sống. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng cá cảnh trên toàn quốc, đặc biệt là tại Hà Nội và TP.HCM. Ngoài ra, với đời sống công nghệ 4.0 hiện nay, bạn cũng có thể mua online trên các trang web uy tín để được ship hàng tận nơi.

Dù cá hồng kim nhỏ nhưng lại thu hút bởi nhiều màu sắc bắt mắt. Dù chỉ chọn nuôi một giống cá này, bạn cũng có thể tạo ra một bể thủy sinh rực rỡ với những con cá đuôi dài, ngắn bơi theo đàn, ngắm mãi cũng không thấy nhàm.

Rium.VN
Trang Thông Tin Uy Tín Về Thú Cưng, Thủy Sinh Và Cá Cảnh

Tham gia hội nhóm trên Zalo

Kênh thú cưng
Hội nuôi tép lạnh

Đánh giá

27 lượt xem | 0 bình luận