Cách Châm Phân Nước Cho Hồ Thủy Sinh Hiệu Quả
  1. Home
  2. Cây Thủy Sinh
  3. Cách Châm Phân Nước Cho Hồ Thủy Sinh Hiệu Quả
Rium Center 6 tháng trước

Cách Châm Phân Nước Cho Hồ Thủy Sinh Hiệu Quả

Muốn châm phân nước hiệu quả chúng ta phải biết các đặc tính như sau:

Đặc tính của cây

Lá cây: lá của cây cạn có thể hút dinh dưỡng trực tiếp bằng cách xịt phân bón lên lá, cành. Nhưng ở cây thuỷ sinh thì không như vậy, lá của cây thuỷ sinh ko hút dinh dưỡng trực tiếp mà chỉ có nhiệm vụ quang hợp và thẩm thấu các ion. Lá dưới nước rất mỏng mà hút được dinh dưỡng là bao thối lá luôn nhé các bạn vì phân bón nóng như thế nào các bạn cũng biết rồi, đây là kiến thức cơ bản.

Rễ cây: đây mới là bộ phận hút dinh dưỡng chính của cây. Tất cả các chất dinh dưỡng đều được rễ hút trực tiếp và chuyển hoá nuôi thân, lá. Do vậy các loại bucep, ráy nếu như không có rễ các bạn sẽ thấy cây đứng hình rất lâu, khi ra rễ chúng mới bắt đầu phát triển trở lại, hoặc những thân bucep, ráy không có rễ lâu ngày sẽ lão hoá, già cỗi vì không có dinh dưỡng bổ sung.

Hiểu được 2 đặc tính này chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc châm phân nước

Phân nước

Vi lượng: trong nền có rất nhiều vi lượng hầu hết các bộ nền có cốt thì nếu chơi bucep, nana dường như không thể thiếu.

Ngày xưa các bạn chơi cắt cắm có bao giờ phải châm phân nước đâu, cắt cắm sức hút kinh khủng như vậy mà bộ nền cũng phải 1 năm trời mới bắt đầu có tình trạng xuống màu thì tại sao chơi bucep và ráy lại châm vi lượng, châm sắt các kiểu trong khi bucep, ráy lại là dòng hút dinh dưỡng yếu.

Đa lượng: đây mới là chất hay thiếu hụt trong hồ thuỷ sinh vì cây rất cần đa lượng, khi cây hấp thụ đầy đủ đa lượng thì mới bắt đầu hấp thụ trung lượng và vi lượng. Nếu như cây ko hấp thụ đủ đa lượng mà chúng ta châm vi lượng thì cây sẽ ko thể ăn dc và lâu dần sẽ gây ngộ độc.

Quay lại vấn đề về châm phân nước sao cho đúng thì chúng ta bắt đầu:

Quan sát cây

Đầu tiên chúng ta phải nhìn vào rễ cây trước vì rễ là nhiệm vụ hút chính, mọi thứ chúng ta châm vào hồ có hiệu quả hay không thì phải nhờ cả vào bộ rễ này.

Nếu cây ko có rễ thì dừng châm tất cả các loại phân nước lại. Lúc này ta buộc phải châm kích rễ hoặc sủi oxi cho cây tỉnh tỉnh lại. Khi bắt đầu có rễ ta mới bắt đầu châm đa lượng, nhưng nhích nhích từ từ vì rễ vẫn còn ít và yếu chưa thể hút nhiều được ( bỏ qua vi lượng ko cần quan tâm đến nó vì trong nền có rất nhiều không thiếu đâu mà lo )

Các bạn có thể sủi oxi 24/24 để hệ vi sinh khoẻ xử lý chất dinh dưỡng cho cây dễ dàng hút hơn và mỗi ngày châm 1ml excel trên 100 lít nước để giải các kim loại nặng mà cây khó hấp thụ thành những chất cho cây dễ hấp thụ hơn. Điều này giúp cây hấp thụ vi lượng được tốt hơn.

Lưu ý: đối với những hồ châm vi lượng và đa lượng nhiều mà các bạn châm theo là banh hồ. Có 1 thủ thuật nhỏ như thế này. Khi châm vào lượng lớn như thế thì 1 ngày sau sẽ phải hút nước 80-100% nên các bạn sẽ thấy có những bạn thay nước 1 lần cạn hồ.

Lý do sau 1 ngày lượng phân nước đã bắt đầu thấm vào nền lúc này nền sẽ tiến hành nhả ngược cho cây hút. Nên lượng dư thừa trong nước sẽ gây độc nguy hiểm cho cây, cần phải hút bỏ. Đó là thủ thuật khi châm lượng nhiều phân nước.

Còn đối với những hồ ít thay nước thì vi lượng trong nền nhả ra là đủ xài cho cây hoặc lâu lâu các bạn châm bổ sung ít vi lượng phòng trường hợp thay nước nhiều vi lượng nhả ra ko kịp hoặc dùng nền trơ thì mới phải bổ sung một ít.

Nhưng 1 nguyên tắc là cây phải khoẻ, phải đầy đủ đa lượng, rễ khoẻ mới nghĩ đến chuyện vi lượng nhé. Nếu ko đầy đủ các yếu tố này thì vi lượng vô dụng.

Hiểu được nhiệm vụ của lá và rễ thì rất dễ dàng trong việc sử dụng phân nước sao cho đúng cách đúng ko các bạn.

Trên là hình hồ mình với 90% là bucep noid sau 20 ngày phát triển. Cứ khoẻ trước đã thì sẽ auto đẹp. Chứ còn cái cọng với 1-2 lá thì nhìn hồ chán lắm

Hy vọng sau bài viết này các bạn có thể hiểu hơn về cách sử dụng các loại phân nước làm sao cho hiệu quả nhé.

Hướng Dẫn Pha NPK của Seachem

Nitrogen: 500ml

Phosphorus: 250ml

Potassium: 250ml

Trộn chung lại với nhau

Liều dùng: 1ml / 100 lít nước hồ mỗi ngày ( vì seachem đậm đặc hơn jbl gấp 2 lần nên chỉ sử dụng 1ml )

Thay nước ko cần phải châm bù lại nha ae

Chú ý: Nhớ sủi oxi 24/24 để quá trình trao đổi chất ở cây diễn ra hiệu quả hơn và vi sinh khoẻ hơn nha.

Công thức châm phân cho hồ 100 lít

• 2ml đa lượng mỗi ngày

• 1ml excel mỗi ngày

• 1ml flourish mỗi tuần ( vì nền trơ nên mỗi tuần phải châm 1ml vi lượng tổng hợp, có nền thì ko cần châm ) bắt đầu bổ sung vi lượng vào tháng thứ 3.

Cách để biết hệ vi sinh khoẻ

Các bạn nhìn vào xủi oxy trong bể:

Khi hệ vi sinh khoẻ mạnh nước sẽ không bị kéo bọt khi sủi oxi. Trường hợp này ai chơi tép lâu năm sẽ biết khi sử dụng sủi bio

Mặt nước kéo bọt nhiều thì cho dù nước vẫn trong nhưng chưa chắc nước trong là vi sinh sẽ khoẻ

Lưu ý: Đây là kiến thức cơ bản không phải là tất cả. Nó chỉ hỗ trợ các bạn hiểu lúc nào nên và không nên. Còn về phần lên màu cho cây thì còn phải tuỳ thuộc vào loại nền, loại phân nước điều kiện hồ v.v… và mỗi người 1 cách chơi khác nhau nên cũng sẽ cho ra màu khác nhau.

NuoiTep.Com chân thành cảm ơn anh Thiên Thể đã chia sẻ những thông tin này đến website và toàn bộ anh em chơi thủy sinh.

Rium.VN
Trang Thông Tin Uy Tín Về Thú Cưng, Thủy Sinh Và Cá Cảnh

Tham gia hội nhóm trên Zalo

Kênh thú cưng
Hội nuôi tép lạnh

5/5 - (1 bình chọn)

1123 lượt xem | 0 bình luận