Cách Phòng Ngừa Sán, Bọ Nước, Giun Trong Hồ Tép
  1. Home
  2. Tép Cảnh
  3. Cách Phòng Ngừa Sán, Bọ Nước, Giun Trong Hồ Tép
Rium Center 9 tháng trước

Cách Phòng Ngừa Sán, Bọ Nước, Giun Trong Hồ Tép

Cách Phòng Ngừa Sán, Bọ Nước, Giun Trong Hồ Tép

1. Phân Loại 

Loài vô hại có: Daphnia – rận nước, Copepods , Nematodes – giun tròn (vài loài) và Rotifers – luân trùng/trùng bánh xe.

Loài có hại có: Hydra – thủy tức, Planarias- sán, Giun tròn (vài loài) và Leeches – đỉa.

Rận nước, Copepods, giun tròn và luân trùng.

Rận Nước

Rận nước thuộc loài chân đốt. Ăn các sinh vật nhỏ và các vi thể trong nước. Ngược lại, chính chúng cũng thường bị ăn thịt bởi các sinh vật lớn hơn, như cá, chẳng hạn.

Luân Trùng

Luân trùng/trùng bánh xe tên gọi là Testudinella, thường có trong hồ thủy sinh của chúng ta dưới dạng sâu tròn nhỏ lơ lửng và phóng nhanh, có kích cỡ từ 0.2mm-0.5mm.

Copepods

Copepods và luân trùngs thường ngắn hơn 1 mm. Nhỏ như thế, nên chúng chỉ có thể ăn những thức ăn nhỏ như vi khuẩn, tảo cát hoặc các sinh vật đơn bào khác. Chúng thường kết thúc cuộc đời trong miệng cá nếu có cá trong hồ, còn đa phần thì sống hoà thuận với tép mặc dù khó coi.

Giun Tròn

Giun tròn là động vật đa bào đa dạng nhất trên trái đất. Giun tròn ăn vi khuẩn, nấm, và các loài giun tròn khác, là loài đa dạng nhất từng có. Có gần 20.000 loài được xếp vào ngành này. Về kích cỡ, chúng có thể nhỏ từ 0.3 mm hoặc lớn đến hơn 8 mét. Giun tròn có thể sống ký sinh hoặc không ký sinh. Một ví dụ của giun tròn không ký sinh là trùn chỉ mà người chơi cá tôm thường nuôi làm thức ăn dành cho ấu trùng tôm, tép hay cá con mới nở. Đa số giun tròn vô hại đối với tép, có vàì loài giun tròn trôi nổi trên dòng nước hoặc bơi lội tự do

Thủy Tức

Thủy tức là các động vật tí hon có quan hệ gần với sứa. Thủy tức xanh lục sống ở nước ngọt, nơi suối, sông, hồ và ao. Rất phổ biến.

Một con thủy tức xanh lục có thể dài đến 30 mi-li mét, nhưng thường thì chúng ngắn hơn 15 mm. Thủy tức thường ở chỗ nước cạn, gắn mình vào cây, đá, cành nhỏ hoặc các vật khác. Khác sứa, người anh em họ, chúng không thích trôi nổi bập bềnh.

Thân của thủy tức xanh lục dài và mảnh. Chỉ giống sứa ở chỗ chúng có các xúc tu châm ngứa. Một con thủy tức có thể có từ bốn đến mười hai xúc tu ở bất kỳ chỗ nào trên thân. Mỗi xúc tu có một cái bơm tí teo, gọi là nematocysts. Nematocysts tiết ra một chất làm tê liệt động vật khác. Thủy tức dùng các nematocysts để b́ắt mồi và tự bảo vệ.

Mồi của thủy tức xanh lục có các loài côn trùng trong nước, loài giáp xác (như rận nước và bọ nước scud), giun dẹt, giun nước, cá con và các sinh vật khác trong nước. Chúng cũng ăn Chlorella, tảo lục, khiến chúng có màu xanh lục. Chlorella vẫn sống bên trong thủy tức.

Nếu một con thủy tức cần di chuyển (vì đói chẳng hạn), nó tự gỡ mình ra và di chuyển như sâu đo. Chúng nổi tiếng là kẻ tàn sát tép con và cá con trong mấy hồ nuôi cá tép đẻ.

Sán

Sán là loài giun dẹt sống tự do, ăn thịt, có giác hút tiêu hoá ba vòi và có nhiều màu sắc (trắng, hồng nâu và nâu). Sán có thể ăn động vật sống, cũng như chết, động vật không xương sống, cát sỏi hoặc các chất hữu cơ phân hủy khác. Đó là lý do tại sao cho dù bạn ngưng cho ăn vài ngày, tụi sán chẳng hề chết đói mà thậm chí còn có thể tấn công cả mấy con tép vừa thay vỏ hoặc tép con, khi chúng nó thiếu thức ăn. Sán thường luồn lách vào sỏi và vách hồ để tìm thức ăn và tự chôn mình trong sỏi để trốn ánh sáng.

Đỉa

Đỉa là loài giun đốt hoặc trùng đốt và mặt dù có quan hệ gần với giun đất, chúng rất khác về mặt giải phẫu và hành vi. Chúng có thể dài từ 7 mm đến 200 mm khi bị kéo dài.

Cơ thể của con đỉa nào cũng có 34 khúc, mỗi khúc có một vòi hút cực mạnh (tuy vòi hút phía trước có thể rất nhỏ). Đa số đỉa là động vật ký sinh hút máu trên vật chủ. Nếu vật chủ không còn, chúng sẽ hút máu vật chủ khác. Sau khi hút máu xong, đỉa lui về một nơi tối tăm để tiêu hoá thức ăn. Quá trình tiêu hoá cḥâm chạp nên chúng có thể sống rất dai dù hơn mấy tháng không có thức ăn. Đỉa thường bám vô bất kỳ vật thể sống nào và hút máu riết dù là tép lớn lẫn tép con.

2. Cách Phòng Ngừa

a. Cách Ly

Tép khi mua về cần cách ly chúng trong hồ ngừa bệnh và quan sát trong vài tiếng đồng hồ để cách ly những con bị bịnh hoặc nhiễm ký sinh. Nếu không bạn sẽ có thể đưa ký sinh hoặc bệnh tật làm nhiễm bịnh hoặc làm chết quần thể khoẻ mạnh đang sống trong hồ.

b. Ngâm Thuốc Tím

Để không đưa dịch bệnh, sâu hại vào hồ, cần dùng thuốc tím rửa cây trước khi đưa vào hồ.
Thuốc tím có hai dạng: lỏng và tinh thể , chỉ khác nhau giá tiền mà thôi.

1. Chuẩn bị hai xô nước.
2. Cho một lượng thuốc tím nhỏ vào một xô nhỏ để khử trùng. Cho vào từ từ và hoà tan dần dần cho đến khi nước trogn xô có màu hồng sậm.
3. Ngâm cây mới từ 10 đến 20 phút.
(Cho một số phần của cây vào nước thuốc tím và giảm thời gian ngâm nếu bạn không biết thuốc tím có làm chúng chết không)
4. Kẹp lấy cây ra và rửa dưới vòi nước chảy trong vài phút.
5. Thêm một ít dung dịch khử clo vào xô nước kia và ngâm cây vào vài tiếng đồng hồ để chắc là thuốc tím sạch hết.
6. Cuối cùng, để chắc thuốc tím có thể đã loại sạch rêu hại, côn trùng và trứng ốc, hãy rửa chúng lần nữa dưới vòi nước chảy.

Chú ý:
Không phải cây nào cũng chịu được thuốc tím, chẳng hạn như quả cầu rêu, hẹ nước (vallis). Thuốc tím dính vào tay hay trang phục cũng nên được xử lý cẩn thận. Hãy dùng kẹp hoặc đũa để quậy và lấy cây ra. Quần áo dính thuốc tím có thể dùng dấm ăn để tẩy. Tay dính thuốc tím thì sẽ phai trong vòng 48 giờ. Da dính có thể bị phỏng, ăn da, nuốt phải thì có thể bị đau bao tử.

3. Cách trị khi hồ đã bị nhiễm sâu, giun, ốc

Cách 1:
Cho vào các loài cá nhỏ (boraras), cho ăn ít lại và thay nước

Để ngừa sâu bọ, ốc và giun bùng nổ dân số, nếu là luân trùngs và copepods bạn có thể đưa bất kỳ loài cá nhỏ như cá trâm,mụn ruồi, nếu có, cứ 1-2 con cá nhỏ này cho hồ 2 ft (?) và bớt cho ăn lại. Nếu bổng dưng thấy nhiều các loài sâu bọ này, có nghĩa là bạn đã cho ăn quá dư và đã đến lúc phải coi lại cách cho ăn và thay nước. Chính tôi (Simcb) đã thử đưa boraras vào, chúng rất hoà thuận với tép và cho đến nay tôi chưa thấy chúng tấn công tép con, dù là mới sinh. Xin hãy vui lòng báo tôi biết nếu bạn cũng thử cách này.

Không may là cá nhỏ không ăn hết được mọi sâu bọ và giun sán, thậm chí mấy chú bẩy màu đói meo cũng nhất quyết không đụng tới tụi sán và thủy tức. Để giảm sán, hãy rửa sỏi, nếu được, tìm chỗ có nhiều bọn chúng và hút ra ngoài khi thay nước và không cho ăn vài ngày để hạn chế sán sinh sản. Đã có một số trường hợp khử sán thành công bằng cách để cho chúng chết đói. Nhưng tôi thử thì chả có tác dụng gì, chắc tụi sán này ăn thứ gì khác trong hồ quá.

Cách 2: 
Lấy ra bằng cách thủ công

Thiết bị Simcb dùng để làm giảm quân số sán – planaria
Kẹp chặt một miếng gan sống còn máu hoặc một miếng thịt nhỏ vào một cái kẹp kim loại và chặn cho chắc vào để tụi yamato không gắp miếng thịt đi mất. Sau vài phút, bạn sẽ thấy tụi sán bắt đầu bơi quanh miếng thịt. Dùng ống hút nhựa hút tụi sán ra và bỏ chúng vào một cái chén. Nếu may mắn, bạn có thể bắt được hết tụi sán sau vài lần. Nhưng thỉnh thoảng, tụi sán có thể đẻ trứng trong hồ rồi, nên sau này chúng sẽ xuất hiện trở lại.

Một cách khác là dùng chai nhựa PET, cắt làm đôi, lắp ngược miệng chai vào phần kia như hình bên dưới rồi cho cá chết hay gan sống vô trong.
Cách 3:
Cách đối đế lắm mới dùng (Chiến tranh hoá học: Hãy thử làm nhưng cẩn thận, nguy hiểm)

Có nhiều hoá chất diệt giun trên thị trường, cho tới nay tôi chỉ thấy một chất trừ giun có tác dụng và dùng được cho người, có chứa fluebendazole loãng. Nó hiệu quả đến không ngờ. Sau một tuần cho vô hồ có sán, mọi loại sán, giun tròn và luân trùngs đều biến mất. Tép chẳng bị gì, thậm chí tôi còn không thay nước và vi khuẩn có lợi cũng không bị ảnh hưởng. Nhưng xin cẩn thận vì quá liều có thể làm tôm cá trong hồ bị nguy hiểm.

Tôi có nghe nhiều người báo là Dimilin (tinh chất) chứa Diflubenzuron cũng rất hiệu quả nhưng có phản ứng nhanh và mạnh trên tụi sâu hại này hơn là fluebendazole.

Ghi chú: Sán, Giun tròn, thủy tức và ốc sẽ bị tiêu tùng khi gặp cả hai loại hoá chất này, nếu bạn có nuôi ốc cảnh, xin vui lòng đưa chúng ra hồ khác trước.

Chú ý: Nếu bạn thấy tác dụng ngay lập tức, có nghĩa là bạn đã cho quá liều cần thiết, xin thay nước ngay trong vòng 48 giờ.

Rium.VN
Trang Thông Tin Uy Tín Về Thú Cưng, Thủy Sinh Và Cá Cảnh

Tham gia hội nhóm trên Zalo

Kênh thú cưng
Hội nuôi tép lạnh

5/5 - (1 bình chọn)

1031 lượt xem | 0 bình luận