Cách Sơ Chế Lá Dâu Tằm Làm Thức Ăn Cho Tép
  1. Home
  2. Tép Cảnh
  3. Cách Sơ Chế Lá Dâu Tằm Làm Thức Ăn Cho Tép
Rium Center 4 tháng trước

Cách Sơ Chế Lá Dâu Tằm Làm Thức Ăn Cho Tép

Cách Sơ Chế Lá Dâu Tằm Làm Thức Ăn Cho Tép

Lá Dâu Tằm là nguồn thức ăn tuyệt vời cho tép . Bạn có thể sừ dụng lá dâu tằm tươi hoặc khô đều được. Chỉ cần luộc trần sơ qua rồi bỏ vô hồ tép thì chúng sẻ được tiêu thụ nhanh chóng. Có thể nói lá dâu tằm là nguồn cung cấp dinh dưỡng đa dạng cho tất cả các loài tép thủy sinh

Lợi ích khi sử dụng trong bể tép:

  • Nguồn thức ăn tự nhiên tuyệt vời cho tép.
  • Giàu carbohydrate, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
  • Hỗ trợ quá trình lột vỏ hoàn chỉnh, giúp duy trì bộ vỏ cứng cáp.

Thành phần dinh dưỡng:

  • Protein 22,60%
  • Carbohydrate 42,25%
  • Chất béo 4,57%
  • Chất xơ 24,23%

Cách sơ chế lá dâu tằm làm thức ăn cho tép

  • Bước 1: Lựa chọn những lá dâu tằm sạch, chọn các ngọn lá còn non xanh, không bị ấu trùng làm tổ để làm nguyên liệu.
  • Bước 2: sau khi hái lá dâu tằm về, bạn nên rửa và ngâm nước muối hột từ 10-15 phút để loại bỏ một số loại vi khuẩn có hại ngoài tự nhiên bám trên lá.
  • Bước 3: Hãy chuẩn bị một chút nước vừa đủ ngập mặt lá, sau đó đun sôi từ 4-5 phút, rồi vớt lá dâu tằm ra để cho ráo nước và nguội.
  • Bước 4: Thả lá dâu đã luộc vào bên trong hồ nuôi tép với khẩu phần 1 lá dâu sử dụng cho 20 con tép ăn trong 1 ngày, nếu sau 1 ngày tép không ăn hết bạn nên vớt lá dâu ra để tránh làm ô nhiễm nguồn nước.

Thông Tin Thêm Về Một Số Loại Là Cây Tốt Cho Hồ Tép

1. Lá Ổi 

Công dụng của lá ổi cũng rất tốt cho hồ tép . Đặc biệt chúng mềm chậm hơn sơ với các lá khác nên thời gian sử dụng lâu dài hơn . Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý thay thế lá khác sau khoản thời gian vì những hoạt chất trong lá không còn nữa .

Lợi ích của lá ổi mang lại cho hồ tép :
– Có tính chống khuẩn cao , ngăn ngừa các bệnh như vi khuẩn Vibrio và Louminous.
– Là nguồn thức ăn tự nhiên cho tép  (100% hữu cơ)

Cách sử dụng
1. Cho nó vào nước sôi trong 10-15 phút.
2. Để chúng nguội bớt
3. Đặt lá vào bể. Thời gian để làm cho lá Ổi mềm hơn so với các loại lá khô khác. Chúng chắc chắn hơn và do đó, không dễ bị hỏng. Nó có nghĩa là bạn sẽ không phải thay thế chúng thường xuyên.

2. Lá Chuối

Lá chuối rất phổ biến ở Việt Nam , bạn đi bất kỳ vùng nào cũng có . Nhưng chúng ta chỉ nên chọn lá chuối khô ở trên cành chưa rụng xuống . Những chiếc lá chuối như vậy mới đảm bảo an toàn vệ sinh và hết sạch chất nhựa cây .

Lợi ích của lá chuối mang lại cho hồ tép :
– Giảm nguy cơ mắc bệnh
– Ngăn chặn sự bùng phát nấm
– Kích thích tôm lên màu tự nhiên
– Cung cấp vi sinh và màng sinh học
– Kích thích sinh sản
– Giảm nhẹ độ pH

Cách sử dụng thích hợp:
1. Không yêu cầu bất kỳ xử lý sơ bộ nào. Lá có thể được thêm vào bể như nó vốn có.
2. Phương án thay thế. Có thể cho lá vào lọ riêng và để trong 1-2 ngày. Khi nước chuyển sang màu đen, nó có thể được thêm vào bể tép.

3. Lá Bàng

Lá bàng được nhắc nhiều nhất trong tất cả các lá trên . Vì cơ bản lá bàng dễ kiếm mà công dụng của chúng mang lại tốt nhất và hiệu quả liền. Tôi cũng hay dùng lá bàng để trị bệnh cho cá, dưỡng cá , tạo môi trường nước và cũng là nguồn thức ăn cho tép

Lợi ích của lá bàng mang lại cho hồ tép :
– Giảm nhẹ độ pH cho hồ tép . Dùng lá bàng luộc lên lấy nước, nước đó có thể giảm pH của hồ tép từ từ , vừa nhỏ vào hồ vừa đo pH sao cho phù hợp
– Chứa violaxanthin, violeoxanthin, lutheinepoxid và thêm hai chất luthein-izomer các chất này rất hữu ích cho các loài cá tép thủy sinh
– Ngăn ngừa vi khuẩn , bệnh nấm
– Giảm stress cho cá và tép
– Tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch
– Giúp giảm nồng độ NH3 , H2S , ngăn chặn ngộ độc ô nhiễm trong nước
– Là nguồn thức ăn lý tưởng cho tép

Chỉ sử dụng lá bàng khô rơi xuống đất , lụm về luộc sơ hay rữa sạch rồi mới sử dụng.

Rium.VN
Trang Thông Tin Uy Tín Về Thú Cưng, Thủy Sinh Và Cá Cảnh

Tham gia hội nhóm trên Zalo

Kênh thú cưng
Hội nuôi tép lạnh

5/5 - (1 bình chọn)

896 lượt xem | 0 bình luận