Chó Bị Tiêu Chảy Ra Máu: Nguyên Nhân và Cách Xử Lý
  1. Home
  2. Chăm Sóc Chó
  3. Chó Bị Tiêu Chảy Ra Máu: Nguyên Nhân và Cách Xử Lý
Rium Center 10 tháng trước

Chó Bị Tiêu Chảy Ra Máu: Nguyên Nhân và Cách Xử Lý

Nguyên Nhân Chó Bị Tiêu Chảy Ra Máu

Ngộ Độc, Dị Ứng Với Đồ Ăn

Một số tác nhân chính khiến cho phân của chó cưng trở nên bất thường mà bạn cần lưu tâm bao gồm:

1. Ngộ Độc, Dị Ứng Với Đồ Ăn

Nguyên nhân trước tiên bạn cần nghĩ đến là có thể chó cưng đã ăn phải đồ ăn ôi thiu, đồ ăn hỏng dẫn đến đường ruột bị nhiễm khuẩn và dạ dày bị viêm. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc chó cưng thì việc cho chúng ăn nhầm các loại thực phẩm gây dị ứng hoặc chứa nhiều hóa chất cũng khó tránh khỏi. Chó là loài động vật rất hiếu động, bạn chỉ cần lơ là một chút thôi là chúng có thể lỡ nuốt phải đồ chơi hay bất cứ vật dụng nào. Các dị vật này không thể tiêu hóa được nên sẽ gây tổn thương dạ dày. Biểu hiện khi bị ngộ độc, dị ứng là chó cưng mệt mỏi, bỏ ăn, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng và có lẫn máu.

2. Mắc Parvo

Đi ngoài ra máu là một trong những dấu hiệu của Parvo – một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và gây tử vong nhiều ở chó. Khi mắc bệnh Parvo, ngoài bị tiêu chảy ra máu, chó cưng còn có những triệu chứng khác bạn cần chú ý là: bỏ ăn, lười vận động…. Thời gian ủ bệnh thường là khoảng 3 – 7 ngày. Sau thời gian này, chó sẽ bị sốt cao và yếu đi rất nhanh. Chính vì sự nguy hiểm của Parvo, bạn nên nhanh chóng đưa cún đến BV thú y để chữa trị sớm nhằm tăng tỷ lệ khỏi bệnh.

3. Viêm Ruột Cấp Tính

Sức khỏe của đường ruột được biểu hiện cụ thể qua tình trạng của phân. Bởi vậy, khi phân chó không rắn và lẫn máu thì có thể chó đã mắc viêm ruột cấp tính. Viêm ruột có thể do chó cưng bị nhiễm khuẩn qua đồ ăn, hoặc nuốt phải thứ không nên nuốt. Bệnh gây ra các triệu chứng như nôn mửa, bỏ ăn, mệt mỏi, phân nhầy lẫn máu.

4. Xuất Huyết Dạ Dày

Viêm dạ dày khiến chó bị tiêu chảy ra máu, đi kèm với đó là nôn ra máu màu sẫm, vón cục. Chó bị xuất huyết dạ dày sẽ xuống sức rất nhanh vì mất nước và mất máu nhiều. Chính vì thế, người nuôi cần có biện pháp điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của cún.

5. Ký Sinh Trùng

Ký sinh trùng là một trong những tác nhân nguy hiểm khiến chó bị đi ngoài ra máu tươi. Một số loại ký sinh trùng chính bao gồm: giun móc, giun đũa. Vì thế, ngoài quan sát tình trạng máu lẫn trong phân thì bạn nên chú ý xem phân chó có lẫn giun hay loại ký sinh trùng nào khác hay không.

6. Stress

Các sự việc như: chuyển nhà, thay đổi chủ nhân, gia đình có thêm thành viên mới hay thay đổi cách chăm sóc chúng, đều có thể là nguyên nhân làm cho chó bị stress. Chó bị căng thẳng sẽ gặp vấn đề với đại trạng, làm cho phân có hiện tượng bất thường.

7. Biến Chứng Sau Phẫu Thuật

Tiêu chảy lẫn máu ở chó có thể là biến chứng sau khi chúng thực hiện một ca phẫu thuật nào đó. Do đó, các sen hãy chú ý đến thời điểm chó bị tiêu chảy ra máu. Nếu sau khi phẫu thuật, chó đi ngoài ra phân đen, có máu thì cần đưa cún quay trở lại ngay cơ sở thú y trước đó. Bởi khả năng cao là phẫu thuật có biến chứng, gây chảy máu ở cơ quan nào đó trong cơ thể.

8. Nuốt Phải Máu

Nuốt phải máu từ vết thương gây chảy máu trên cơ thể, mắt, miệng, có thể khiến chó bị đi ngoài ra phân có máu màu đen. Tuy nhiên, rất khó để bạn tự xác định được nguyên nhân này nên hãy tới các cơ sở thú y để được hỗ trợ kịp thời.

Cách Điều Trị Chó Bị Tiêu Chảy Ra Máu

Khi chó bị tiêu chảy ra máu, các sen cần nhanh chóng có biện pháp cầm máu kịp thời để chó không bị xuống sức và mất máu quá nhiều.

Cách Trị Chó Bị Tiêu Chảy Ra Máu Bằng Mẹo

Hiện nay, không còn nhiều người tin vào các cách chữa bệnh tại nhà. Tuy nhiên, vẫn có những phương pháp rất hiệu quả mà bạn nên thử. Thực tế đã ghi nhận không ít trường hợp chó được cứu sống bằng cách sử dụng Đông y khi bị bệnh viện trả về. Tương tự đối với bệnh tiêu chảy ra máu ở chó, bạn có thể thử bài thuốc dân gian với cây lược vàng và nhọ nồi để giúp chó nhanh khỏe lại.

Để có thể tiến hành phương pháp, trước tiên bạn phải kiếm một ít cây nhọ nồi hay cỏ mực. Loài cây này mọc rất nhiều ở các cánh đồng, vườn cây, bạn hãy hái về, bỏ rễ và chỉ lấy phần ngọn và lá. Trường hợp không tìm được nhọ nồi thì hãy thay thế bằng lá lược vàng. Khi đã có nguyên liệu, bạn hãy giã nát lá, chiết lấy nước để chó cưng uống. Mùi vị của nước lá lược vàng/nhọ nồi cũng hơi hắc nên chó cưng có thể sẽ không tự giác uống. Vì vậy, bạn có thể dùng xilanh để hỗ trợ bơm thuốc vào miệng các bé. Để cún uống 2 – 3 lần/ngày sẽ giúp hạn chế mất nước, máu và các triệu chứng nôn mửa.

Cách Chữa Chó Đi Ngoài Ra Máu Bằng Y Khoa

Chó bị đi ngoài ra máu là biểu hiện của đường tiêu hóa bị tổn thương, dẫn đến chó bị đi ngoài nhiều lần, gây mất nước và mất cân bằng điện giải. Đặc biệt, lúc này sức khỏe của chúng rất yếu nên cần phải nhận được sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp thì mới tăng tỉ lệ chữa khỏi được. Chính vì thế, bạn nên đưa chúng đến BV thú y để được chữa trị bằng cách truyền nước muối sinh lý, KCl 10% và đường glucose. Trường hợp bệnh tiến triển nhanh và nặng, bác sĩ có thể tiêm kháng sinh cho chó cưng để phòng tránh bội nhiễm. Ngoài ra, chó cưng cũng cần được sử dụng thuốc hạ sốt và cầm nôn liên tục. Các quy trình này khá phức tạp, do đó bạn hãy đưa chúng đến thú y để được hỗ trợ tối đa.

Chó Bị Tiêu Chảy Ra Máu Nên Ăn Gì?

Trong 24h đầu khi chó bị tiêu chảy ra máu, bạn không nên bỏ đói cún. Nếu các bé đói quá thì bạn hãy nấu một ít cháo trắng loãng với muối để chó ăn, nhưng tuyệt đối tránh để cún ăn thịt, cá. Bồi bổ cho cún cưng bằng nhiều thực phẩm bổ dưỡng khi chúng ốm là suy nghĩ của nhiều người. Thế nhưng, điều này là chưa thực sự đúng đắn. Lúc này, cơ thể các bé rất mệt mỏi nên dù bạn có bỏ bao nhiêu công sức nấu nướng chúng cũng không thể ăn một cách ngon miệng được. Hơn nữa, các món ăn mặn cũng không tốt cho hệ tiêu hóa đang rất nhạy cảm của chúng. Do đó, bạn chỉ nên cho chúng ăn các thực phẩm lành tính, dễ tiêu hóa như cháo mà thôi. Sau khi tình trạng đi ngoài ra phân lẫn máu thuyên giảm, bạn có thể bắt đầu bồi bổ cho chó cưng bằng những món ăn giàu dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ để có thực đơn phù hợp nhất cho chúng.

Cách Phòng Ngừa Bệnh Tiêu Chảy Ra Máu ở Chó

Đưa ra các kế hoạch phòng ngừa là phương án tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho các chú cún.

  • Tiêm vaccine đầy đủ 3 mũi 7 bệnh cho chó khi chó đủ tháng. Mỗi mũi nên cách nhau 21 ngày.
  • Tẩy giun thường xuyên từ 2 -4 tháng/lần.
  • Vệ sinh chuồng trại, nơi ở của chó để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Mặc dù, không phải trong tất cả trường hợp nhưng chó bị tiêu chảy ra máu là dấu hiệu sức khỏe bị tổn hại nặng nề nhất. Vì vậy, bạn tuân thủ những lời khuyên về phòng bệnh cũng như chữa trị kịp thời để chó cưng luôn khỏe mạnh nhé!

*[BV]: Bệnh Viện

Rium.VN
Trang Thông Tin Uy Tín Về Thú Cưng, Thủy Sinh Và Cá Cảnh

Tham gia hội nhóm trên Zalo

Kênh thú cưng
Hội nuôi tép lạnh

Đánh giá

6 lượt xem | 0 bình luận