Giới Tính, Thời Gian Ôm Trứng Và Trưởng Thành Của Tép
  1. Home
  2. Tép Cảnh
  3. Giới Tính, Thời Gian Ôm Trứng Và Trưởng Thành Của Tép
Rium Center 4 tháng trước

Giới Tính, Thời Gian Ôm Trứng Và Trưởng Thành Của Tép

Giới Tính, Thời Gian Ôm Trứng Và Trưởng Thành Của Tép

Về thời gian ôm trứng, theo một trang nghiên cứu của Nhật, người ta đã tìm ra công thức để tính số ngày tép cái sẽ ôm trứng.
· Công thức như sau: 63 – 1.6x = Tống số ngày tép ôm trứng
· x ở đây chính là nhiệt độ nước, và được tính bằng độ C
· Ví dụ: nhiệt độ hồ bạn là 28 độ C thì tổng số ngày mà tép ôm trứng cho đến ngày xả tép con là khoảng 18 ngày
· Lưu ý: công thức này chỉ đúng khoảng 90-95% vì ai cũng biết là bạn ko thể nào giữ nhiệt độ giống nhau xuyên suốt quá trình ôm trứng đến lúc xả trứng.

Khi tép con vừa được xả ra từ tép mẹ, chúng cơ bản là chưa hình thành về giới tính và điều này cũng ko có nghĩa tép là 1 loài lưỡng tính. Đó là lí do khi bán tép, người ta thường bán cho bạn những chú tép vị thành niên hoặc gần trưởng thành và chuyện đực cái thì bạn phải tự lo, ko đổ thừa người bán được. Vậy thì làm thế nào để có thể quyết định được số lượng đực cái trong bể, đó là phần mình sẽ nói tiếp sau đây.

Về giới tính, yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đó chính là nhiệt độ:
· Ở 20 độ C thì tỉ lệ đực/cái là 20/80
· Ở 23 độ C thì tỉ lệ đực/cái là 50/50
· Ở 26 độ C thì tỉ lệ đực/cái là 80/20

Vâng và tỉ lệ chuẩn để nuôi tép thì thường là 3 cái 1 đực. Lí do rất đơn giản đó là vì mỗi khi giao phối thì tép đực sẽ rất mạnh bạo trong việc lều lều nên nếu số lượng tép đực đông hơn tép cái sẽ có thể dẫn đến kết quả của việc nhiều em tép cái ra đi ko trăn trối.

Nhưng các bạn cũng ko cần lo lắng quá vì còn 1 yếu tố nữa ảnh hưởng tới việc đực cái trong bể đó chính là số lượng của quần thể trong bể tép và tốc độ sinh trưởng của tép. Khi bể tép của bạn có nhiều đực hơn cái thì các chú tép con lứa sau sẽ có xu hướng thành cái nhiều hơn là đực và ngược lại.

Với việc nhận biết về giới tính bằng cách nhìn bằng mắt thường cũng ko phức tạp lắm:
· Tép đực: Thường thì sẽ hơi nhọn ở phần chính giữa lưng, bụng phẳng và có râu dài
· Tép cái: Thường thì lưng sẽ phẵng, bụng có hình bầu và râu ngắn

Đặc điểm dễ nhận biết nhất đó chính là kích cỡ. Thường thì tép cái sẽ có kích thước lớn hơn từ 1,5 đến 2 lần tép đực. Khi ko mang bầu, tép cái sẽ có phần buồng trứng ngay ở cổ, và phần trứng đó khi giao phối, gặp tinh trùng của tép đực sẽ chuyển thành trứng tép con và được di chuyển xuống phần bụng dưới của tép cái.

Sau khi mình tìm hiểu xong về vấn để này thì mình thấy có 1 câu của 1 anh bán mật ong trên youtube nói rất đúng. Loài vật khi đến tuổi thì tự quyết định được giới tính của mình và sống như vậy cho đến cuối đời chứ ko như loài người, sống chững vài ba chục năm xong hứng lên là đổi. Cái này mình chỉ nói vui thôi nha, đừng ném đá tội nghiệp.

Mình sẽ để nguồn ở dưới để các bạn có thể tham khảo thêm. Nếu các bạn có câu hỏi hoặc góp ý gì thì có thể comment bên dưới để mọi người được hiểu thêm.

Nguồn :
https://www.researchgate.net/figure/The-sex-ratio-female-male-of-N-davidi-reared-at-20-23-and-26C-One-Way-Analysis-of_fig1_322007591
https://journals.plos.org/plosone/article/file?id=10.1371%2Fjournal.pone.0119468&type=printable
https://besjournals.onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/1365-2656.12006

 

Rium.VN
Trang Thông Tin Uy Tín Về Thú Cưng, Thủy Sinh Và Cá Cảnh

Tham gia hội nhóm trên Zalo

Kênh thú cưng
Hội nuôi tép lạnh

5/5 - (1 bình chọn)

666 lượt xem | 0 bình luận