Kinh Nghiệm Nuôi Tép Ong Không Dùng Chiller
  1. Home
  2. Tép Cảnh
  3. Kinh Nghiệm Nuôi Tép Ong Không Dùng Chiller
Rium Center 4 tháng trước

Kinh Nghiệm Nuôi Tép Ong Không Dùng Chiller

Kinh Nghiệm Nuôi Tép Ong Không Dùng Chiller

Dành cho các bạn muốn tiếp cận mà kinh tế không nhiều. Mọi góp ý xin chân thành tiếp nhận !!!

Bài viết chỉ chia sẽ về vấn đề nhiệt độ, còn lại các thông số cơ bản để nuôi tép ong phải đạt yêu cầu.

NHIỆT ĐỘ KHUYẾN CÁO KHÔNG QUÁ 28 ĐỘ, theo mình đã và đang nuôi thì nhiệt miền nam mùa nóng hồ đạt nhiệt đỉnh điểm 28.4 độ, mùa mưa 25 26 độ, và mùa tết là 23 25 độ ( ngày-đêm có chênh lệch).

Tại sao nuôi được tép theo nhiệt độ thay đổi theo khí hậu ?
Theo các bạn biết tép ong điều kiện lý tưởng để nuôi và sinh sản là từ 23-25 độ, nhưng ở môi trường tự nhiên thì tép vẫn sống ở nhiệt độ thuận theo tự nhiên, (nên động vật nói chung có mùa sinh sản, và mùa ko sinh sản) tép ong vẫn sống dc ở nhiệt độ 27 28 nhưng k sinh sản hoặc theo mình nuôi là sinh sản ít hiện tại vẫn bầu và sinh sản có clip phía dưới (dành cho các bạn nuôi giải trí không kinh doanh, chứ kinh doanh thì cần đẻ nhiều . ví dụ các bạn ở Đà Lạt nuôi tép ong theo thời tiết vì khí hậu mát mẻ nên không cần chiller và máy lạnh, nhưng khi nhiệt hạ xuống <20 tép không đẻ hoặc ít đẻ.

Đến đây các bạn đã biết được phần nào cách nuôi rồi chứ ?

CÁCH NUÔI VÀ CHỌN GIỐNG:

Chọn thời điểm thả tép: Thời điểm thả tép thích hợp nhất là vào những ngày mát, mùa mưa (khoảng 26 độ là thả được) để tép quen dần, vì đa số tép ở cửa hàng đều nuôi nhiệt ổn định môi trường lạnh. (Mua ở nhiệt độ 23-24 về thả vào hồ 27-28 là tạch ngay.

Chọn giống tép, nên chọn cửa hàng uy tín, giống khỏe mạnh, và chọn size thương mại, không nên chọn size to quá vì có thể nó già đề kháng không cao.

ƯU NHƯỢC ĐIỂM:

Ưu điểm: 
Đỡ chi phí ban đầu về chiller (máy lạnh), tiền điện, (sự cố khi cúp điện, máy chiller hư).

Nhược điểm: Nước bay hơi nhanh, cách khắc phục của mình là câu bình nước và xài phao tự chăm nước.

Việc nước bay hơi và tự chăm nước liên tục lâu dài sẽ thay đổi thông sô hồ như TDS nên vài tuần nên đo chỉnh lại thông số.

Giao mùa: việc thay đổi khí hậu sẽ có nguy cơ hồ nhiễm khuẩn, nên có thuốc kháng khuẩn và bột lọc nước để khắc phục.

Bài viết này mục đích là để chia sẽ cho các bạn hạn chế kinh tế nhưng muốn tiếp cận đam mê, mình vẫn khuyến cáo nuôi ở điều kiện tốt nhất có thể. mọi góp ý xin comment phía dưới để hoàn thiện hơn. trân trọng cám ơn !

Cập nhật ngày 30/10/2020
Trong tháng 7/2020 mình có setup 1 bể tép prl nuôi không chiiler và mình ở Đà Nẵng.
Hồ set nên ADA v2, dùng khoáng nutrafin, TDS để ở ~ 100. trong hồ mình trồng 1 ít liễu răng cưa & rêu mini taiwan. sử dụng lọc ngoài HBL802 và 1 lọc Bio. sử dụng thêm quạt để làm mát nước
 

2



Nhiệt độ trung bình của hồ từ 26-28 độ
Trong hồ mình thả 12 PRL và từ lúc nuôi đến giờ chưa chết em nào.
Tất nhiên khi nuôi ở nhiệt độ này thì chưa thấy ôm trứng, cho đến khi tầm vào giữa tháng 9 khi cơn bão số 5 tới thì nhiệt độ giảm xuống tầm 24-25 độ. và 1 em PRL của mình đã ôm trứng. Tiếc là 1 tuần sau thì nhiệt độ lại lên nên em ấy đã xả hết trứng. Việc nuôi tép không có chiller quả thật hơi khó khăn. Nhưng với thông số nước ổn định thì các em ấy vẫn sống tốt. Hy vọng thời gian tới vào mùa mưa nhiệt độ giảm xuống các em ấy lại tiếp tục ôm trứng. Mình sẽ tiếp tục cập nhật tình hình trong thời gian tới. Các bạn nhớ théo dõi nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm.

Rium.VN
Trang Thông Tin Uy Tín Về Thú Cưng, Thủy Sinh Và Cá Cảnh

Tham gia hội nhóm trên Zalo

Kênh thú cưng
Hội nuôi tép lạnh

5/5 - (2 bình chọn)

832 lượt xem | 0 bình luận