Mèo Đi Ngoài Ra Máu: Nguyên nhân và Cách Xử Lý
  1. Home
  2. Chăm Sóc Mèo
  3. Mèo Đi Ngoài Ra Máu: Nguyên nhân và Cách Xử Lý
Rium Center 11 tháng trước

Mèo Đi Ngoài Ra Máu: Nguyên nhân và Cách Xử Lý

mèo đi ngoài ra máu

Mèo đi ngoài ra máu là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của chúng đang gặp vấn đề. Vì vậy, chúng ta cần chú ý, theo dõi và xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp điều trị kịp thời. Nếu chủ quan và lơ là, mèo có thể tử vong và có khả năng lây bệnh sang người.

1. Xác định nguyên nhân mèo đi ngoài ra máu

Hiện tượng mèo đi ngoài ra máu xuất hiện do một số nguyên nhân phổ biến sau đây:

  • Thứ nhất: Môi trường sống của mèo không đảm bảo vệ sinh, quá dơ, thức ăn vương vãi, cộng với bụi bẩn sẽ gây hình thành ổ vi khuẩn. Những vi khuẩn này sẽ bám vào thức ăn của mèo và đi vào đường ruột, gây nhiễm trùng dạ dày và hậu môn…
  • Thứ hai: Mèo liếm phải các loại thuốc xịt côn trùng, thuốc diệt chuột nên dạ dày bị tổn thương.
  • Thứ ba: Do mèo bị tiêu chảy quá nhiều ngày khiến niêm mạc hệ tiêu quá bị sưng viêm.
  • Thứ tư: Khi táo bón, phân rất cứng sẽ làm vỡ mạch máu và rách niêm mạc vùng hậu môn.

Ngoài ra, mèo có thể bị đi ngoài ra máu do chấn thương và bị ký sinh trùng đường ruột.

2. Mèo tiêu chảy ra máu là do mắc bệnh gì?

Bên cạnh một số nguyên nhân kể trên, mèo có thể tiêu chảy ra máu do mắc một số căn bệnh mà chúng ta thường không để ý đến, bao gồm:

Ngộ độc thức ăn

Bác sĩ thú y sẽ chuẩn đoán mèo đi cầu ra máu do ngộ độc thức ăn khi chúng có những biểu hiện sau: ói mửa, ăn ít hoặc bỏ bữa, ít vận động hay nằm, phân lỏng kèm máu. Nếu thức ăn của mèo bị mốc, hư hỏng, có quá nhiều chất bảo quản hoặc chứa các thành phần độc hại, sau khi ăn dạ dày bị tổn thương sinh ra vấn đề đi cầu ra máu.

Lưu ý: Không trồng hoặc để các loại thực vật như: hoa bìm bịp, hoa trúc đào, hoa đỗ quyên, nho tươi, hoa lily, hoa thủy tiên vàng,… gần nơi ở của mèo. Bởi vì, mùi hương từ những loại hoa này rất độc, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đường ruột của chúng.

Đại tràng

Đại tràng (ruột già) là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn gây hại, làm rối loạn tiêu hóa và viêm da dày. Khi mèo mắc bệnh, chúng có thể có biểu hiện như: táo bón hoặc tiêu chảy có kèm chất nhầy và máu, không ăn mà bụng phình to lên, hay đi ngoài.

Tốt nhất bạn nên đưa mèo đi khám ngay khi thấy chúng có những dấu hiệu lạ như trên. Theo các bác sĩ thú y, cần phát hiện bệnh đại tràng ở mèo càng sớm càng tốt, nếu chủ quan sẽ khiến tình trạng bệnh lý trầm trọng. Đồng thời, sức khỏe mèo sẽ yếu đi và khả năng chết cũng rất cao.

Bệnh ngoài ruột

Mèo có thể đi ngoài có máu vì mắc các bệnh ngoài ruột như: Viêm tiền liệt tuyến, thoát vị vùng hậu môn, gãy chân sau và gãy xương chậu.

3. Cách điều trị mèo bị tiêu chảy ra máu

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm cách chữa trị mèo đi ngoài ra máu trên mạng. Tuy nhiên, không phải cách nào cũng hiệu quả, bạn phải biết lọc thông tin hoặc trực tiếp tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ thú y.

Bạn cũng cần phải theo dõi cụ thể từng biểu hiện bệnh lý của mèo, đặc điểm màu phân, tỉ lệ máu và dịch nhầy xuất hiện kèm với phân nhiều hay ít. Sau đó, đưa mèo đi khám để bác sĩ thú y cho thuốc và chia sẻ cách chăm sóc tại nhà.

Khi cho mèo uống hoặc tiêm thuốc tại nhà, bạn hãy dùng khăn quấn mèo lại như kén để mèo không dãy dụa và chạy đi mất. Dùng xilanh lấy một lượng thuốc vừa đủ rồi đưa vào miệng mèo cho mèo uống, chỉ nên nhỏ vài giọt để tránh mèo bị sặc. Đừng cho mèo uống 1 ít nước ấm để mèo dễ nuốt và làm giảm mùi thuốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể tiêm thuốc kháng sinh, thuốc trị giun sán cho mèo vào phần cổ hoặc lưng.

4. Lưu ý khi chăm sóc mèo đi ngoài ra máu

Để mèo nhanh chóng khỏi bệnh và không bị tái phát vấn đề đi ngoài ra máu, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:

  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ở và khay đựng thức ăn của mèo.
  • Mỗi tháng nên tắm rửa 1 lần để loại bỏ bụi bẩn và tránh chấy, rận, ve chó, bọ chét.
  • Kiểm tra thức ăn có đảm bảo an toàn vệ không không, nếu có mùi hôi, mốc, ướt,… thì lập tức vứt bỏ và mua đồ ăn mới.
  • Cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, chỉ nên bổ sung các tức ăn tốt cho hệ tiêu hóa như thức ăn khô, nhiều vitamin.
  • Không nên cho ăn quá nhiều 1 lần mà hãy chia nhỏ phần ăn của chúng làm nhiều bữa, 1 ngày có thể cho ăn 5 bữa, không để mèo ăn quá no.
  • Thường xuyên để ý xem tình trạng phân lỏng hay phấn khô cứng, có ra máu hay không, phân có kèm dịch nhầy hay không.
  • Nếu thấy mèo bị khó tiêu, ít đi cầu lại thì có thể cho uống men vi sinh để giúp mèo tiêu hóa tốt hơn và đi vệ sinh dễ dàng hơn. Đồng thời, ngừng cho ăn 1 – 2 ngày để tránh mèo bị phình bụng và ói mửa.
  • Mỗi tháng nên xếp lịch đưa đi khám sức khỏe, để bác sĩ kiểm tra đường ruột xem có mắc phải vấn đề gì không.
  • Nên lưu lại toàn bộ thông tin về quá trình hồi phục của mèo và quá trình mèo bị đi ngoài ra máu, để có dữ liệu chuẩn đoán chính xác hơn.
  • Chú ý giữ thân nhiệt cho mèo đủ ấm vào mùa hanh khô và mùa đông lạnh giá, nếu bị cảm lạnh, mèo sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Trên đây là tổng hợp những kiến thức hữu ích về vấn đề mèo đi ngoài ra máu. Hy vọng, phần nào giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe cho mèo tốt nhất.

Rium.VN
Trang Thông Tin Uy Tín Về Thú Cưng, Thủy Sinh Và Cá Cảnh

Tham gia hội nhóm trên Zalo

Kênh thú cưng
Hội nuôi tép lạnh

5/5 - (1 bình chọn)

61 lượt xem | 0 bình luận