Tầm Quan Trọng Của Hệ Thống Lọc Đối Với Hồ Tép
  1. Home
  2. Tép Cảnh
  3. Tầm Quan Trọng Của Hệ Thống Lọc Đối Với Hồ Tép
Rium Center 4 tháng trước

Tầm Quan Trọng Của Hệ Thống Lọc Đối Với Hồ Tép

Tầm Quan Trọng Của Hệ Thống Lọc Đối Với Hồ Tép

Tìm Hiểu Về Lọc

Lọc, được xem như là trái tim của hồ thuỷ sinh, hồ tép, hồ cá…Cũng giống như nhiếp ảnh, là trò chơi với ánh sáng, hồ thuỷ sinh, hồ cá là trò chơi với nước. Bạn xử lý được nước là bạn thắng. Đơn giản là vì cây thuỷ sinh, cá, tép trong hồ sống trong môi trường nước, chúng cần có môi trường tốt và phù hợp để có thể sống, phát triển và sinh sản.
 

Vẫn hay có những quan niệm sai lầm về nước, ví dụ như nước trong là nước tốt. Điều này không hẳn bạn nha. Nước tốt sẽ trong nhưng nước trong chưa chắc đã là nước tốt. Nước trong chỉ phản ánh một điều, là lọc cơ học của bạn đang hoạt động hiệu quả chứ chưa chắc đã phù hợp để nuôi cá, tép.

Ví dụ :  rượu vodka được biết đến như là loại nước cực kì trong nhưng bạn có dùng vodka để nuôi cá, tép ko? Có, đúng chưa? Nuôi mấy con cá ngựa, tối ông hát bà khen hay ha. Mình đùa đấy, vodka để làm rượu uống thôi 
Bạn không thể dung vodka để nuôi tép, đơn giản vì trong vodka có những thành phần mà bạn không thể thấy được, như ethanol. Cũng tương tự, trong nước nuôi cá, tép có những thứ bạn không thể thấy được như NO2, NO3, H2S…Những thứ này sinh ra do phân cá, tép, do thức ăn thừa… có thể làm cho tép bạn chết ngay lập tức hoặc chết sau một thời gian khi chúng tích tụ ở hàm lượng cao. Lọc, mục đích chính là để loại bỏ những thành phần này để tạo môi trường tốt và phù hợp để bạn có thể nuôi được cá, tép.

Chính vì thế, một hồ có lọc CHẮC CHẮN sẽ TỐT HƠN một hồ KHÔNG LỌC.

Lọc nước cho hồ tép


Hồ tép có những kiểu lọc phổ biến sau:

Lọc ngoài: là một thùng chứa vật liệu lọc để bên ngoài hồ tép. Dùng máy bơm để ép nước đi qua các vật liệu lọc và trả ngược lại vào hồ.
Ưu điểm: sức chứa vật liệu lọc lớn, áp suất trong máy lọc ép nước phải đi xuyên qua lõi các vật liệu lọc nên phát huy tối đa diện tích nuôi vi sinh của các loại vật liệu lọc

Lọc bio: là các miếng bông lọc hình trụ được đặt bên trong hồ tép. Hoạt động bằng cách dùng lực kéo của máy sủi oxy ép nuớc đi qua 2 miếng bông lọc này để lọc.

Lọc HMF (Hamburg Matten Filter): là loại lọc được sử dụng phổ biến ở châu Âu nhưng ở Vn ít người sử dụng. Bạn có thể thấy nó ở cửa hàng Green Chapter, nguyên lý cũng giống như lọc bio nhưng tấm bông lớn hơn.

Lọc đáy: về nguyên lý cũng giống như lọc bio nhưng nó đưa nước đi qua các hạt nền (và có thể là các hạt vât liệu lọc) rồi trả lại vào hồ.

Lọc trong: để trong hồ, dung máy bơm để đưa nước đi qua các loại vật liệu lọc. Ở VN cũng ít người dung lọc trong để nuôi tép, nhất là tép ong.

Ở trên, mình đã giới thiệu những loại lọc phổ biến, hay thấy trên thị trường. Nhưng lọc chưa phải là cái quan trọng nhất, nó chỉ là cái để phát huy hết khả năng của một thứ quan trọng hơn: VẬT LIỆU LỌC.

Có rất nhiều loại vật liệu lọc trên thị trường nhưng trong bài viết này mình chỉ giới thiệu nhưng loại VLL cơ bản, thường dung trong một hồ tép:

Bông lọc: dùng để lọc cơ học và cũng là nơi để vi sinh có chổ sống. Tốt nhưng nhanh nghẹt, phải thay thường xuyên. Diện tích bề mặt nhỏ, không bằng sứ lọc.

Sứ lọc: làm từ ceramic hoặc sintered glass hoặc các loại đá tự nhiên. Có nhiều loại nhưng bạn nên đảm bảo 2 điều: tốt nhất là chọn loại trung tính, không tác động đến pH, kH, gH..và chọn loại có diện tích bề mặt lớn để nuôi vi sinh.
Sứ lọc cũng có loại dung để lọc cơ học và có loại có diện tích bề mặt lớn để nuôi vi sinh. Nhũng loại đang được dung phổ biến hiện nay là eheim mech, eheim substrat pro, matrix, power house…

Các loại lọc, vật liệu lọc ở trên được dung để phục vụ cho một việc cực kỳ quan trọng, quyết định sự sống còn cho hồ của bạn: NUÔI VI SINH.

Mình ko đi sâu vào phân tích vi sinh nào sẽ xử lý cái gì, cơ chế hoạt động như thế nào vì viết nhiều các bạn sẽ bị rối.
Nhìn chung, nuôi vi sinh để xử lý NO2, NO3, H2S và các chất độc hại khác để làm môi trường của bạn trong sạch để bạn có thể nuôi được tép.

Bạn chỉ cần nắm được những điều cơ bản sau: vi sinh cần có chỗ bám để sinh sống và phát triển. Diện tích bề mặt càng lớn thì vi sinh càng nhiều, xử lý càng hiệu quả. Vi sinh của là sinh vật sống, chính vì thế mình dung từ NUÔI VI SINH. Sinh vật sống nghĩa là nó cũng có thể sống, sinh trưởng, sinh sản và phát triển.Chính vì thế bạn cũng phải cung cấp nơi sống, thức ăn cho chúng. Vi sinh có loại ưa sáng, có loại ưa tối, có loại cần oxy, có loại không cần oxy…

Nói ngắn gọn, bạn cần loại vật liệu lọc có diện tích bề mặt lớn để xử lý nước tốt, hiệu quả và bền vững.

Nuôi tép nên có lọc ngoài hay không có lọc ngoài.

Để trả lời câu hỏi này, trước tiên bạn cần xác định:
-Bạn là người mới hay là người đã nuôi tép lâu năm?
-Bạn có kinh nghiệm, có hiểu rõ về các loại vi sinh, cơ chế hoạt động của các loại vi sinh không?
-Bạn có nguồn nước tốt ko?
-Bạn có nhiều thời gian để chăm sóc hồ ko?

Tại sao mình phải hỏi những câu hỏi này?
– Bạn nói rằng hầu hết các trại Đài Loan đều không dùng lọc ngoài vẫn nuôi được tép.
Đúng. 100% chính xác. Nhưng, bạn ơi, bạn nói là các trại ở Đài Loan, những người sống chết vì nghề này. Phong trào nuôi tép xuất khẩu của các trại Đài Loan được bắt đầu, theo mình biết là từ năm 2002, nghĩa là họ đã có hơn 15 năm kinh nghiệm, họ quá rành về cách xử lý nước, quá hiểu về vi sinh, thậm chí họ là những người sản xuất ra vi sinh để bán ra thị trường. Bạn đang không nói về người chơi, những người có ít kinh nghiệm và thời gian hơn là các trại.
Và thêm một điều nữa bạn cần lưu ý, nước của Đài Loan là cực tốt, thậm chí có một số trại họ ko cần xử lý nước đầu vào mà vẫn nuôi được tép tốt. Như mình nói ở trên, nước là yếu tố quyết định. Bạn có nguồn nước tốt thì bạn sẽ thắng.

Ngay cả ở VN, sự khác biệt về nước cũng rất rõ rệt. Ở Sài Gòn, bạn có thể nuôi tép thành công ở tds 45 không? Không, đúng chưa, tép sẽ hở cổ và chết vì ko lột xác được. Nhưng các bạn Đà Lạt vẫn nuôi bình thường bằng nước máy ở tds này.

Ngoài ra, vẫn có những trại của Đài Loan nuôi tép cao cấp vẫn sử dụng lọc ngoài, thậm chí là toàn bộ là lọc ngoài.

Ở VN, bạn thấy được bao nhiêu người thành công khi nuôi tép không có lọc ngoài?
Không nhiều, bạn dạo 1 vòng Facebook sẽ thấy đa phần những người thành công là những người sử dụng lọc ngoài.

Bạn thấy hồ nhiều tép là thành công?
Không, không phải vậy. Để biết được một hồ có nuôi thành công hay không bạn phải nhìn vào hồ, một hồ thành công phải có nhiều size của tép, từ tép con 0.1-0.2 cho đến 0.5-0.6 cho đến 0.8-1.2 và 1.5-2.5 và tép trong hồ luôn có con ôm trứng.Số lượng tép con dưới 0.8 càng nhiều thì càng thể hiện là hồ đang ổn định.
Còn nếu bạn thấy nhiều mà tép chỉ cùng 1 size, nhất là size 0.8-1.2 thì đó chỉ là tép mới nhập về thôi, đây là size chuẩn để xuất của các trại. Hồ này chỉ dừng ở chuyện nuôi sống chứ không phải nuôi đẻ.

Bạn được thuyết phục rằng, không cần lọc ngoài vì bạn có thể châm vi sinh hàng ngày, châm chất A, B, C hàng ngày?
Hoặc chuyện chứng minh chỉ cần châm vi sinh tốt, 3-4 ngày là cycle hoàn tất để thả tép
Theo kiến thức hạn hẹp của mình, trên thế giới hiện nay, không có nhà sản xuất nào khuyến cáo bạn châm vi sinh hàng ngày. Liều tốt nhất là sau 7-10 ngày/lần sau mỗi lần thay nước. Đơn giản vi sinh cũng là sinh vật sống, nếu bạn châm quá nhiều, sẽ xuất hiện hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng.

Những vi sinh không lấy được thức ăn sẽ chết và làm thức ăn cho vi sinh khác, cứ quay vòng như vậy. Nên việc bạn châm hàng ngày sẽ rất phí. Sẽ không có chuyện vi sinh của bạn già chết trong vòng 1 ngày trừ khi phẩm chất vi sinh bạn đang sử dụng quá tồi. Vi sinh khoẻ mạnh cần thời gian để tăng trưởng, phát triển và nhân đôi liên tục, vi sinh già cỗi, chết luôn được thay mới.

Và sau 7-10 ngày, sau mỗi lần thay nước, lượng vi sinh mất đi thì bạn nên châm vi sinh trở lại. Và việc châm vi sinh hàng ngày cũng có tác hại khác, đó là chất mang đi kèm với vi sinh. Khi bạn bỏ quá nhiều vào hồ thì chất mang này cũng phân huỷ làm dơ nước.

Và hiện tại không có loại vi sinh nào có thể rút ngắn thời gian cycle từ 21 ngày xuống 4 ngày. Tép bạn thả vào ko chết ko có nghĩa là hồ đã cycle hoàn tất. Nó ko chết chỉ đơn giản vì các chất độc hại từ hồ hoặc phân chúng thải ra chưa đủ để làm nó chết ngay thôi. Muốn biết cycle hoàn tất hay ko thì bạn phải đo NO2, từ lúc nó bắt đầu xuất hiện cho đến khi nó về 0. Con số 21 ngày này là thời gian trung bình cần thiết để vi sinh có thể đưa NO2 về 0. Bạn chỉ có thể rút ngắn quá trình này bằng cách đưa 1 lọc cũ đang sử dụng vào hồ mới.

Tại sao với mình có lọc ngoài sẽ tốt hơn: vì diện tích chứa vật liệu lọc của lọc ngoài là rất lớn. Càng nhiều vật liệu lọc thì nước sẽ càng được xử lý hiệu quả.

Diện tích bề mặt của bông lọc chỉ khoảng 20-30m2/L, sứ ceramic TQ khoảng 50-60m2/L trong khi đó diện tích bề mặt của VLL chuyên dụng là 450-1600m2/L.

Bạn có tin là khi bạn không dùng lọc ngoài, nghĩa là bạn đã loại bỏ 450m2-1600m2 diện tích cho vi sinh cư trú thì bạn sẽ nhàn hơn không? Không, đúng ko ạ?

Thêm một điều nữa, diện tích cư trú cho vi sinh của VLL chuyên dụng không chỉ là bề mặt hạt VLL mà còn là bên trong lõi của nó nên bạn không có cách nào sử dụng hết diện tích này nếu bạn không nhờ áp suất trong buồng lọc của lọc ngoài ép nước đi qua các hạt VLL. Chính vì thế hạt nền, vật liệu lọc để trên sủi đáy cũng không thể cho hiệu quả giống như hạt VLL ở trong lọc ngoài.

Sự khác biệt của có và không có lọc ngoài sẽ không thấy rõ khi bạn nuôi ở số lượng ít tép, lượng chất thải ra không nhiều. Nhưng khi bạn nuôi ở số lượng lớn, bạn sẽ thấy rất rõ ràng. Có 1 vd vui, bạn thử thả 1000 con tép 1 lúc vào một hồ 40x30x30 có và ko có lọc ngoài, bạn sẽ thấy nước hồ nào sẽ bị trắng đục nhanh hơn và khả năng hồi phục của hồ nào nhanh hơn.

Ngoài ra, còn 1 yếu tố nữa là các vi khuẩn Nitrosomonas (để loại bỏ NO2) và nitrobacter (để loại bỏ NO3) là kị sáng. Lọc ngoài là không gian tốt để các vi khuẩn này có thể sinh sống và phát triển.

Nhược điểm của lọc ngoài, theo mình chỉ là chi phí đầu tư ban đầu và tiền điện. Nhưng bạn cứ tính, vd 1 con lọc eheim 2213, bảo hành 2 năm, xài 10-20 năm, luôn thay thế được phụ kiện nếu có hư hỏng, chỉ có giá 2450k với tiền điện 8w x 24h x 365n x 4000d/1000 = 280k/năm, sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức so với bạn phải mua nhiều thứ khác để châm hàng ngày thì cái nào là tiết kiệm hơn? Trong khi đó 1 con sủi khí 2 vòi bình thường cũng đã có công suất 5w.

Vậy cứ xài lọc ngoài là sẽ nuôi được tép là tép sẽ ko chết?
KHÔNG, SAI HOÀN TOÀN. Lọc ngoài không đảm bảo là tép sẽ không chết vì để nuôi được tép bạn cần biết và quản lý được nhiều yếu tố khác như TDS, gH, kH, pH, quan sát được sức khoẻ của tép, dịch bệnh, các loại thức ăn, cách cho ăn…Lọc ngoài giống như là một công cụ tốt, còn sử dụng nó hiệu quả như nào thì tuỳ thuộc người sở hữu nó. Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại.

Vậy không thể nuôi tép mà không có lọc ngoài?
Không, điều này không đúng. Bạn HOÀN TOÀN có thể nuôi tép mà không có lọc ngoài nếu bạn nắm vững về vi sinh và cách xử lý hồ, cũng như bạn có nhiều thời gian để chăm sóc
Nếu bạn nào từng ghé Green Chapter thì sẽ thấy mình cũng có nhiều hồ không có lọc ngoài mà vẫn có nhiều tép con. Nhưng thực sự, mình cũng chưa hiểu hoàn toàn về vi sinh nên vẫn chưa thể nuôi được nhiều tép con như những hồ mình sử dụng lọc ngoài.

Tới đây, tuỳ khả năng, chắc bạn cũng đã có câu trả lời và chọn lựa cho riêng mình về việc nên hay ko nên sử dụng lọc ngoài.

Mình dừng tại đây ha. Bạn nào có thắc mắc hay gì cần tư vấn thì post lên group để mọi người cùng bàn luận nhé.

Phần Kết

Bạn nên sử dụng thêm lọc đáy. Vì dùng lọc đáy bạn có thể tiết kiệm được lượng nền cần sử dụng. Đồng thời, ở hồ có lọc đáy thì nước được luân chuyển liên tục qua các hạt nền sẽ làm cho thức ăn thừa ít đọng lại ở nền nên bạn cũng tránh được tình trạng khí độc đọng ở nền làm chết tép. Còn với các bạn không sử dụng lọc đáy thì vi khuẩn quang hợp rất thích hợp để xử lý khí độc như H2S ở nền, tuần bạn châm 1-2 lần thì sẽ tốt.

Nhược điểm của lọc đáy là sẽ làm cho pH xuống thấp nên bạn nên xử lý pH lên trên 6 rồi hãy thả tép. Dưới 6 bạn vẫn nuôi được nhưng ở pH trên 6 vi sinh hoạt động hiệu quả hơn, bạn sẽ nuôi tốt hơn.

Lọc bio cũng nên có vì đây là nơi để tép con núp và tìm thức ăn. Và hơn nữa khi cúp điện, bạn vẫn có thể dung sủi khí chạy pin để tiếp tục lọc cho hồ.

Rium.VN
Trang Thông Tin Uy Tín Về Thú Cưng, Thủy Sinh Và Cá Cảnh

Tham gia hội nhóm trên Zalo

Kênh thú cưng
Hội nuôi tép lạnh

5/5 - (2 bình chọn)

339 lượt xem | 0 bình luận