Thủ Tục Nhập Khẩu Cây Thủy Sinh
  1. Home
  2. Cây Thủy Sinh
  3. Thủ Tục Nhập Khẩu Cây Thủy Sinh
Rium Center 4 tháng trước

Thủ Tục Nhập Khẩu Cây Thủy Sinh

Không còn xa lạ với những người chơi cá cảnh, các loại cây cảnh thủy sinh đã rất phổ biến tại Việt Nam. Ngoài việc nuôi trồng trong nước thì hiện một số doanh nghiệp đã tiến hành nhập khẩu về Việt Nam từ các thị trường như Trung Quốc và các vùng lân cận.

Hiện nay, việc chơi cây cảnh đã rất phổ biến tại Việt Nam. Ngoài việc nuôi trồng trong nước thì hiện một số doanh nghiệp đã tiến hành nhập khẩu về Việt Nam từ các thị trường khác trên Thế giới.

Vậy quy trình nhập khẩu cây cảnh diễn ra như thế nào?

Cần phải làm gì nếu muốn nhập khẩu cây cảnh thủy sinh về trồng tại nhà?

Lưu ý: Bài viết dành cho nhập khẩu cây cảnh thủy canh – không có bầu đất (theo quy định của Việt Nam hiện tại không cho phép nhập cây có bầu đất).

Các bước nhập khẩu cây cảnh thủy canh tại Việt Nam

Bước 1. Kiểm tra tên loại cây thủy sinh

Không phải loại cây nào cũng được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Hiện tại, nước ta chỉ cho nhập một số loại cây đã được công bố trên Danh Sách của Cục Bảo Vệ Thực Vật.

Bước 2: Xin giấy phép nhập khẩu

Trước khi hàng về, Doanh nghiệp/ Cá nhân cần đăng ký kiểm dịch Thực Vật và hẹn Cán bộ kiểm dịch lấy mẫu. (xem Thủ tục đăng kí kiểm dịch thực vật nhập khẩu ở cuối bài viết)

Thời gian làm giấy phép mất từ 7-10 ngày làm việc.

Bước 3: Nhập khẩu và tiến hành kiểm dịch thực vật

Khi hàng vừa về tới Việt Nam, Doanh nghiệp/ Cá nhân nên lấy mẫu luôn trong ngày, tránh mất thời gian chờ đợi, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa.

Bước 4: Lấy kết quả kiểm dịch và làm hồ sơ thông quan 

Sau khi lấy mẫu, Doanh nghiệp/ Cá nhân chờ kết quả kiểm tra mẫu. Thời gian có thể trong ngày hoặc sang ngày hôm sau.

Sau khi có kết quả kiểm dịch nộp chung với hồ sơ hải quan để thông quan hàng hóa. Hồ sơ thông quan gồm:

  • Tờ khai nhập khẩu
  • Kết quả kiểm dịch thực vật nhập khẩu
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Bill of lading (Vận đơn)
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) – nếu có
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Các chứng từ khác (nếu có)

Thủ tục đăng kí kiểm dịch thực vật nhập khẩu

Kiểm dịch thực vật là gì?

Kiểm dịch thực vật là công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.

Mục đích: để đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước ta.

Mặt hàng cần kiểm dịch thực vật

Căn cứ theo Điều 1,2,3 của Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định:

a) Về Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật:

– Thực vật học tin học văn phòng

  • Cây và các bộ phận còn sống của cây.

– Sản phẩm của cây

  • Các loại củ, quả, hạt, hoa, lá, thân, cành, gốc, rễ, vỏ cây;
  • Các loại tấm, cám, khô dầu, sợi tự nhiên dạng thô, xơ thực vật;
  • Bột, tinh bột có nguồn gốc thực vật (trừ bột nhào, tinh bột biến tính);
  • Cọng thuốc lá, thuốc lá sợi, thuốc lào sợi, men thức ăn chăn nuôi, bông thô, phế liệu bông, rơm, rạ và thực vật thủy sinh;
  • Gỗ tròn, gỗ xẻ, pallet gỗ, mùn cưa, mùn dừa;
  • Nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật;
  • Giá thể trồng cây có nguồn gốc thực vật.

– Các loại nấm (trừ nấm ở dạng muối, đông lạnh, đóng hộp, nấm men).

– Các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật sẽ do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.

b) Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam

  • Cây và các bộ phận còn sống của cây.
  • Củ, quả tươi.
  • Cỏ và hạt cỏ.
  • Thực vật nhập khẩu phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
  • Các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khác có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.

c) Các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được miễn phân tích nguy cơ dịch hại

  • Giống cây trồng phục vụ nghiên cứu khoa học;
  • Sinh vật có ích phục vụ nghiên cứu khoa học;
  • Các trường hợp khác, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
  • Việc nhập khẩu các vật thể phải có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu và thực hiện kiểm dịch thực vật theo quy định.

Nói chung, hầu hết những mặt hàng có nguồn gốc thực vật như nông sản, gỗ, thức ăn chăn nuôi,… có khả năng phải làm kiểm dịch thực vật.

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật
  • Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu.
  • Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
  • Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp quy định phải có Giấy phép).

Thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu

Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật

Chủ vật thể nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật hoặc qua bưu chính hoặc qua Cơ chế một cửa Quốc gia (trực tuyến).

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

Bước 3: Kiểm tra vật thể

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:

  • Kiểm tra sơ bộ
  • Kiểm tra chi tiết

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu quá cảnh và vận chuyển nội địa trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật hại lạ.

Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng

văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch biết.

Bước 5: Tiến hành nhập khẩu

Sau khi có Giấy tạm cấp kết quả, lô hàng được phép vận chuyển về kho bảo quản và chỉ được đưa ra sản xuất, kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa.

Căn cứ kết quả kiểm tra toàn bộ lô vật thể, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.

Rium.VN
Trang Thông Tin Uy Tín Về Thú Cưng, Thủy Sinh Và Cá Cảnh

Tham gia hội nhóm trên Zalo

Kênh thú cưng
Hội nuôi tép lạnh

Đánh giá

36 lượt xem | 0 bình luận