Cá Rồng Có Chân là loại nào? Đặc điểm và cách nuôi chuẩn
  1. Home
  2. Cá Cảnh
  3. Cá Rồng Có Chân là loại nào? Đặc điểm và cách nuôi chuẩn
Rium Center 10 tháng trước

Cá Rồng Có Chân là loại nào? Đặc điểm và cách nuôi chuẩn

Cá rồng có chân chính là loài cá Axolotl đang gây sốt trên thị trường hiện nay bởi vẻ ngoài kỳ lạ nhưng không kém phần xinh đẹp, đáng yêu. Loài cá này nằm trong danh sách những động vật độc đáo và kỳ lạ nhất trên thế giới, được giới chơi cá cảnh săn lùng ráo riết. Ngày hôm nay hãy cùng Rium.VN tìm hiểu kỹ hơn về giống cá rồng đặc biệt này nhé.

tiêu đề ảnh cá rồng có chân ảnh 1

Giới thiệu về Cá Rồng Có Chân

– Tên gọi khác: Axolotl, kỳ giông Mexico, cá khủng long 6 sừng

– Tên khoa học: Ambystoma mexicanum

– Nguồn gốc: Thành phố Mexico

– Giá bán: Cá rồng có chân thường có giá từ 250.000 đồng/con

Cá rồng có chân sở hữu nhiều đặc điểm khác biệt so với những loài lưỡng cư khác. Loài cá này không hề liên quan gì đến cá rồng quý hiếm, cái tên cá rồng có chân chỉ xuất phát từ việc chúng có cơ thể gần giống với con rồng.

Những con cá rồng có chân có thân hình dài, đầu lớn, trên đầu mọc ra 3 cặp cuống mang nhìn như những chiếc sừng. Cặp cuống mang có tác dụng giúp cá thở và lọc oxy trong nước để sinh sống. Các chi của cá phát triển chưa hoàn thiện, khá giống với thằn lằn.

Axolotl có khả năng đặc biệt đó là tự tái tạo được những bộ phận cơ thể bị thương. Kể cả các bộ phận hay các chi cá bị đứt lìa ra thì chúng vẫn mọc lại được sau 1-2 tháng mà không cần đến sự can thiệp của con người.

Cá rồng có chân có nhiều màu sắc khác nhau, từ đen, nâu, xám, vàng, xanh, trắng. Có một số cá thể bạch tạng với các chùm mang màu hồng và trắng rất độc đáo. Không chỉ hình dáng mà màu sắc của cá cũng vô cùng hiếm có khó tìm.

Phân loại Cá Rồng Có Chân phổ biến nhất

Có rất nhiều loại cá rồng có chân được tìm thấy và thuần hóa làm vật nuôi. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là các loại dưới đây:

Cá rồng có chân giống tự nhiên

Loại cá này có màu xám nâu, da sần sùi, hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng trong môi trường hoang dã. Cá sống trong tự nhiên nên có bản tính phòng thủ cao, luôn sẵn sàng tấn công đối thủ nếu nhận thấy nguy hiểm.

tiêu đề ảnh cá rồng có chân ảnh 2

Cá rồng có chân mắt đen

Giống Axolotl là phổ biến nhất, sở hữu làn da mềm mại, trơn bóng. Khuôn mặt dễ thương và thân thiện, mắt đen, sừng dài màu đỏ, miệng lúc nào cũng như đang cười.

tiêu đề ảnh cá rồng có chân ảnh 3

Cá rồng có chân mình đỏ mắt đen

Loài Axolotl khá đặc biệt với cơ thể màu hồng hoặc đỏ nổi bật. Sừng cá màu đỏ sẫm, mắt đen nhánh to tròn. Cá rồng có chân mình đỏ mắt đen hay được nuôi cùng nhiều loài cá cảnh khác để tạo sự sinh động cho bể thủy sinh.

tiêu đề ảnh cá rồng có chân ảnh 4

Cá rồng có chân đen toàn thân

Cá rồng có chân đen toàn thân mang nhiều đặc điểm của giống kỳ giông hoang dã. Cá khá hung dữ, luôn ở trong tư thế chiến đấu và tấn công các con cá khác khi ở chung.

tiêu đề ảnh cá rồng có chân ảnh 5

Cá rồng có chân vàng toàn thân

Những chú cá này toàn thân màu vàng nhẹ, mang cá màu đỏ. Nhìn Axolotl vàng chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến những con rồng mạnh mẽ, uy nghi. Đây là loài cá được ưa chuộng và săn đón nhất.

tiêu đề ảnh cá rồng có chân ảnh 6

Cách nuôi Cá Rồng Có Chân Axolotl chuẩn

Cá rồng có chân là một loài lưỡng cư, điều kiện sống của chúng khác nhiều so với các loài cá cảnh thông thường khác. Chúng yếu đuối và khó chăm sóc hơn. Để đảm bảo cá sinh trưởng khỏe mạnh, lớn nhanh thì bạn cần thực hiện theo đúng kỹ thuật dưới đây:

Cách chọn cá rồng có chân

Khi mua cá rồng có chân, yếu tố trước hết bạn cần quan tâm chính là sức khỏe của cá. Chỉ mua những chú cá khỏe mạnh, linh hoạt, năng động, có phản ứng nhanh nhạy với tiếng động hoặc khi người lạ đến gần.

Chọn những con cá có thân dài, mình đẹp, cơ thể hoàn chỉnh, không dị dạng và thương tật. Màu sắc của cá cần sắc nét, đậm màu, không nhợt nhạt, không loang lổ.

Tư thế bơi của cá phải cân bằng, khi bơi các vây xòe ra, không có hiện tượng bơi nghiêng một bên. Cá phải thích hoạt động, không lờ đờ, đờ đẩn thu mình trong một góc.

Tránh mua những chú cá khi bơi có tư thế đầu chúc xuống, đuôi chỉ lên. Những con cá này có thể bị bệnh bong bóng nên không giữ đươc thăng bằng, bệnh rất khó trị và sẽ sớm bị chết.

Mua cá rồng có chân tại các cửa hàng thủy sinh uy tín, có chế độ bảo hành hậu mãi tốt, cam kết về nguồn gốc của cá. Tránh tới những cơ sở hoạt động chui kém chất lượng vì bạn sẽ dễ gặp rủi ro mua phải cá kém chất lượng.

Chọn bể nuôi

Cá rồng có chân khi đã trưởng thành có thể dài tới 20cm vì thế không gian bể kính phù hợp để nuôi cá tối thiểu phải là 45x35x30cm. Loài cá này rất thích những nơi có nhiều đồ vật ẩn nấp, bạn nên bố trí cây thủy sinh, hang động, đá sỏi để có nhiều không gian cho cá ẩn nấp.

Axolotl còn có thói quen đào cát nên chủ nhân cũng nên xếp một lớp cát khoảng 5cm dưới đáy bể để cá có không gian vui đùa. Mỗi bể chỉ nuôi tối đa 3 con để tránh việc chúng tranh giành thức ăn, tấn công nhau.

tiêu đề ảnh cá rồng có chân ảnh 7

Chọn bộ lọc bể cá

Để duy trì chất lượng nước trong bể cá thì bạn cần sử dụng bộ lọc nước chất lượng. Bộ lọc sẽ giúp làm sạch nước, điều hòa nước để loại bỏ clo và chloramines khỏi nước máy. Với bể nuôi cá rồng có chân bạn nên chọn lọc tràn. Đây là phương pháp lọc nước phổ biến bố trí trên nóc bể cá.

Hệ thống lọc tràn được chia thành 3 phần là lọc thô, lọc tinh và lọc hóa học. Không chỉ có thiết kế thông minh, tiết kiệm diện tích mà hiệu quả lọc cũng vô cùng tốt, đảm bảo cho cá nguồn nước tinh khiết và sạch sẽ nhất.

Cách thả cá rồng có chân vào bể

Việc thả cá rồng có chân vào bể mới cực kỳ quan trọng bởi vì nó sẽ quyết định đến sự sống của cá. Vì thế các bạn cần thực hiện đúng các thao tác mà Rium.VN hướng dẫn dưới đây để đảm bảo cá được phát triển tốt nhất.

– Bước 1: Chuẩn bị bể với nước được súc khí ít nhất 24 tiếng. Mục đích để loại bỏ các chất sát trùng chứa chlorin gây hại cho cá. Nếu quá gấp thì bạn có thể sử dụng chất khử chlorin để khử.

– Bước 2: Duy trì mực nước vừa đủ sao cho cá hoạt động thoải mái nhất. Chỉnh lại bộ lọc bể cá, máy sủi hoặc cây sưởi phù hợp nhất với cá. Nhiệt độ nên ở mức 30 độ C.

– Bước 3: Sục khí thật nhẹ để duy trì nhiệt độ ổn định. Khi mang cá về không nên thả cá ngay mà cần để cá làm quen với môi trường nước mới từ 20-30 phút bằng cách để yên túi cá thả trôi trên mặt bể.

– Bước 4: Theo dõi mọi biểu hiện của cá, chưa được cho cá ăn ngay để tránh tạo sự căng thẳng cho cá. Sau 2-3 ngày mới bắt đầu cho cá ăn với lượng thức ăn phù hợp.

Thức ăn cho cá rồng có chân

Cá rồng có chân có thể ăn được tất cả các loại thức ăn như những loài cá cảnh khác. Sở thích của cá là thức ăn có nguồn gốc từ động vật như côn trùng, động vật giáp xác, giun dế, trùn chỉ, trứng, tôm tép, ruột cá, gan cá… Tuy nhiên, cá vẫn có khả năng tiêu hóa thức ăn công nghiệp, thức ăn khô…

Trong quá trình cho ăn, bạn cần tránh cho cá ăn những thức ăn có vỏ cứng hoặc gai nhọn để tránh việc làm tổn thương thực quản của cá. Đồng thời cũng hạn chế cho cá ăn sâu vì sâu khó tiêu dễ làm cá bị đầy bụng, trướng bụng.

tiêu đề ảnh cá rồng có chân ảnh 8

Cách vệ sinh bể cá rồng có chân

Nếu bạn không vệ sinh bể cá đúng cách và định kỳ ít nhất 2 tuần/lần thì cá sẽ dễ bị nhiễm bệnh và chết do nguồn nước ô nhiễm. Cách vệ sinh đúng quy trình cho một bể cá rồng có chân như sau:

Bước 1: Vệ sinh bể

Trước khi vệ sinh bể hãy cho cá sang một chiếc chậu tạm thời khác. Tiến hành hút hết nước trong bể đi để lau rửa cả trong và ngoài thành bể sạch sẽ. Chỉ dùng khăn thấm nước muối để lau, không sử dụng hoa chết tẩy rửa mạnh sẽ khiến nguồn nước ô nhiễm.

Nếu như trong bể có bám nhớt, rêu, tảo thì nhẹ nhàng gỡ bỏ bằng dụng cụ chuyên dụng. Nếu không loại bỏ chúng sẽ hấp thu hết các dưỡng chất có trong bể nước của cá rồng có chân.

Bước 2: Xử lí bộ lọc

Bạn tháo rời từng bộ phận có thể tháo được của bộ lọc để vệ sinh sạch sẽ bằng chất sát trùng an toàn. Chú ý để kỳ sạch các mảng bám, bui bẩn trong đầu lọc cũng như trong toàn bộ hệ thống lọc để không gây tắc nghẽn đầu lọc khiến máy hoạt động kém.

Bước 3: Thay nước vào bể

Bạn cần đặc biệt lưu ý khi hút nước từ bể ra chỉ nên hút 10-15% nước, rồi thêm nước mới vào cho đủ lượng. Việc này sẽ giúp cá nhanh thích nghi và không làm mất đi các vi sinh vật có lợi trong bể cá.

tiêu đề ảnh cá rồng có chân ảnh 9

Bệnh thường gặp và cách xử lý

Cá rồng có chân khi sống ngoài tự nhiên rất khỏe mạnh nhưng trong môi trường nuôi nhốt lại dễ nhiễm một số căn bệnh dưới đây:

Bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn

Căn bệnh này chủ yếu là do chất lượng nước nuôi cá kém, mật độ cá trong bể quá dày, cá bị thương tích trên cơ thể. Khi bị bệnh cơ thể cá sẽ mẩn đỏ, sưng tấy, da cá lở loét, cá chán ăn, lờ đờ.

Cách điều trị như sau: Thay nước thường xuyên, vệ sinh bể cá sạch sẽ, trang bị bộ lọc tốt và tránh nuôi quá nhiều cá trong một bể. Nếu cá bị nhiễm trùng nặng cần dùng thuốc kháng sinh điều trị.

Bệnh chân đỏ ở cá rồng có chân

Đây là một căn bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến các chi của cá, khiến chân chúng trở nên đỏ, sưng và đau. Cá cũng lười hoạt động, ăn kém, mắt lờ đờ, uể oải.

Giải pháp điều trị: Bắt buộc bạn phải sử dụng thuốc kháng sinh cho cá. Vệ sinh bể và thay nước thường xuyên, cho cá ăn đầy đủ dinh dưỡng, có thể bổ sung thêm canxi nếu cần thiết.

Lời Kết

Cá rồng có chân là những sinh vật hấp dẫn chiếm được cảm tình của nhiều người yêu động vật. Hy vọng qua bài viết của Rium.VN các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc tốt nhất cho những chú cá của mình. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, hãy luôn theo dõi website để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

Lưu ý

– Cá rồng có chân nếu khỏe mạnh thì râu trên mang sẽ dài, lông dày. Nếu trong quá trình nuôi bạn thấy lông mỏng đi, rụng dần thì chứng tỏ cá đang không khỏe. Bạn cần theo dõi để chăm sóc lại cá khoa học hơn.

– Sừng của cá rồng có chân giống như động vật nhỏ nên dễ bị các con cá lớn tấn công. Vì thế bạn cần tránh nuôi chung cùng các loài cá cảnh hung dữ, có kích thước to lớn.

– Khi chọn thức ăn cho cá rồng có chân bạn cần tránh những sinh vật có vỏ cứng hoặc có gai. Bởi những thức ăn này có thể làm tổn thương tới thực quản của cá.

– Cá rồng có chân khi trưởng thành sẽ có chiều dài khoảng 20cm nên bạn cần nuôi cá trong bể có diện tích lớn, tối thiểu là 45x35x30 cm. Đặc biệt nên tạo nhiều khoảng trống trong bể để cá thoải mái.

– Khi trang trí bể cá, bạn không được dùng những vật có kích thước nhỏ hơn miệng cá. Thị giác của cá rồng có chân kém nên chúng dễ lầm tưởng đồ trang trí là thức ăn.

Rium.VN
Trang Thông Tin Uy Tín Về Thú Cưng, Thủy Sinh Và Cá Cảnh

Tham gia hội nhóm trên Zalo

Kênh thú cưng
Hội nuôi tép lạnh

Đánh giá

28 lượt xem | 0 bình luận