Kinh Nghiệm Thả Trôi Cây Thủy Sinh
Vì sao thả trôi cây thủy sinh .
Thử nghĩ bạn đang ngồi trong phòng điều hòa mát mẻ bước ngay lập tức ra ngoài đường với cái nóng oi bức của buổi trưa mùa hè .Shock ngay đúng không ,cây thủy sinh cũng vậy việc đưa một cây thủy sinh từ môi trường này sang một môi trường khác thì việc thả trôi giúp cây thích ứng từ từ với môi trường mới .Bài viết này hi vọng giúp ích phần nào cho các bạn mới chơi có chút ích kinh nghiệm trong việc đưa một cây thủy sinh từ môi trường khác vào hồ thủy sinh của mình.
Những loài cây nên được thả trôi .
- Cây cấy mô được lấy từ trong hộp trong cốc hay bịch( tiểu thảo flamingo,ráy cẩm thạch ..vv)
- Những loại cây cạn chưa có lá nước (ráy nana ,nana white ,bucep lá cạn)
- Những cây lá nước nhạy cảm hay cây lá nước được bạn mua từ những hồ của người chơi khác.
- Tất cả những cây thủy sinh dễ trồng có thể áp dụng cách hạ thủy, chỉ khác là bạn nên cột rễ cho cây dựng đứng hướng về đèn.
Lý do bạn nên thả trôi cây thủy sinh.
Dinh dưỡng: Tầng mặt hồ thường có dòng chảy tốt và dinh dưỡng được luân chuyển 1 cách tốt nhất đến rễ và lá cây.Thả trôi trên bề mặt nhằm tạo điều kiện tối ưu nhất để cây thủy sinh thích nghi.
Co2 và O2: Đa số những cây cần thả trôi này là cây cạn, cây cấy mô, rên cạn chẳng hạn, thì nồng độ các chất dinh dưỡng quan trọng nhất như khí Carbon trong không khí luôn ở nồng độ rất cao, cao hơn nhiều lần so với hồ thủy sinh cân bằng nhất. Ví dụ lượng Co2 trong không khí trung bình là hơn 300 mg/l (300 ppm), còn trong 1 hồ cung cấp co2 cực tốt cũng thường dừng lại ở mức 30 ppm, tức là kém hơn 10 lần. Trong môi trường cấy mô thì cây được hấp thụ lượng co2 khổng lồ 1 cách thoải mái và trực tiếp. O2 thì không cần bàn cãi nhiều về nồng độ giữa môi trường cạn và dưới nước. Nên việc thả trôi cây thời gian đầu là cần thiết để cây không bị thiếu hụt 2 chất quan trọng thiết yếu này.
Shock môi trường:Cây cạn, cấy mô, cây lá nước được chuyển từ hồ khác qua.Việc thay đổi môi trường quá đột ngột làm cây bị shock và khả năng rửa lá chết từ từ hay bị nhiễm khuẩn rất cao thả trôi cây nhàm giảm thiểu việc cây shock môi trường đột ngột .
Áp lực nước: Khi cây bị đưa đột ngột xuống hồ thủy sinh thì áp lực nước cũng là một trong những ngyên nhân khiến cây bị rửa lá rửa rễ và die.
Ánh sáng: Đối với cây cạn và cây cấy mô thì thả trôi một phần giúp cây tiếp cận với lượng ánh sáng tốt nhất từ đèn thay thế cho ánh sáng mặt trời .
Nhiệt độ: Nước trong hồ càng mát càng giảm thiểu việc cây rửa lá rửa rễ .
Kinh nghiệm thả trôi cây thủy sinh.
Nên rửa sạch tách bóc giá thể trồng cây từ trong cốc ra có thể tỉa bớt lá cạn ở những chỗ quá dày . Nếu là cây cấy mô nên cần rửa sạch lớp gel dinh dưỡng vì dinh dưỡng đặc này dễ gây nấm mốc và vi khuẩn tấn công cây.
Các bạn có thể nhét cây vào lũa gần mặt nước để cố định, hoặc mua box nuôi cá thả cây vào.
Nhẹ tay và cẩn thận với rễ, lá cây, tránh làm tổn thương cây trong giai đoạn nhạy cảm này.
Thả trôi cây ở tầng mặt cho đến khi nào thấy nhú rễ trắng mới thì lúc đó cây đã thích nghi được đần dần với hồ thủy sinh của bạn .Có người chia sẻ thì tầm 5-7 ngày nhưng đối với mình thì thời gian này không quan trọng là bao lâu ,cố gắng quan sát rễ lá cũ và cây có ra được rễ mới không là điều quan trọng nhất .
Tốt nhất là hồ thủy sinh của bạn ổn định hãy thả trôi cây nhạy cảm ,đắt tiền .Thả trôi cây nên có lọc váng hoặc in out lọc váng để làm động tầng mặt, cung cấp đủ o2 cho cây thời gian này.Dinh dưỡng hồ thả cây có thể không nhiều, nhưng phải sạch.
Nhiệt độ của hồ thả trôi nên mát, lý tưởng từ 24-28 độ.
Hồ thả trôi bắt buộc cần co2 được tối ưu,tốt nhất xả căng co2 tới mức có thể mà cá tép trong hồ thủy sinh của bạn có thể chịu được.
Tránh thay quá nhiều nước và thay đổi nhiệt độ hồ thả cây thời gian này.
Khi cây đã thích ứng được ra rễ trắng có thể châm thêm một ít doping hỗ trợ nhanh quá trình phát triển như :seachem advance , ADA Green Gain, Nuphar Faster hay VitaTM.
Tốt nhất là nên có một hồ dưỡng cây lúc mới lấy về có thể chỉ đơn giản là hồ bsa nuôi cá hay một thùng xốp đc set để nuôi tép .
Tránh thả trôi quá nhiều loại cây cùng một lúc trong hồ.đây là điều kiện dễ cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công lúc cây còn yếu chưa kịp thích nghi.
Có thể thay đổi độ sâu của cây 1 cách từ từ cho cây thích nghi, ví dụ khi cây ra rễ rồi thì bạn gắn nó ở nhánh lũa tầng giữa hồ trước, sau đó mới xuống tầng đáy dần.
Rium.VN Trang Thông Tin Uy Tín Về Thú Cưng, Thủy Sinh Và Cá Cảnh |
Tham gia hội nhóm trên Zalo
Kênh thú cưng
Hội nuôi tép lạnh