Cá Koi bị một màu đỏ rực | Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả
  1. Home
  2. Cá Cảnh
  3. Cá Koi bị một màu đỏ rực | Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả
Rium Center 10 tháng trước

Cá Koi bị một màu đỏ rực | Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả

Tiêu đề ảnh cá Koi bị đỏ mình ảnh 1

Cá Koi bị một màu đỏ rực đang là một trong những căn bệnh khiến cho nhiều người nuôi cá Koi khá đau đầu. Để điều trị tốt căn bệnh này bạn cần phải tìm hiểu rõ về triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị hiệu quả nhất. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều kinh nghiệm để chăm sóc đàn cá, nội dung bài viết dưới đây của Rium Center sẽ mang đến thông tin hữu ích. Mời bạn đọc tham khảo.

Cá Koi bị một màu đỏ rực là bệnh gì?

Cũng giống như một số bệnh như xuất huyết, nấm trắng, cá Koi bị một màu đỏ rực cũng là một căn bệnh khá phổ biến. Căn bệnh này đặc biệt xuất hiện ở những chú cá có tuổi đời ít, mới được mang về nhà nuôi.

Đây được coi là một bệnh lý khá khó phát hiện ở cá Koi, bởi như bạn đã biết cá Koi là loài trên thân mang rất nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, cam, vàng,… Vì thế khi cá bị mắc bệnh với những ai chưa có kinh nghiệm thì sẽ rất khó phát hiện ra căn bệnh này. Căn bệnh chỉ thấy rõ khi toàn thân đã phát ra bệnh nặng, lan rộng ra khắp cơ thể, màu đỏ – màu hồng trên da ngày càng đậm thì mắt thường mới có thể phát hiện ra được.

Ban đầu căn bệnh cá Koi bị một màu đỏ rực sẽ trên da sẽ xuất hiện màu hồng nhạt, sau đó sẽ lan ra toàn thân cá. Bệnh cần phải phát hiện và điều trị kịp thời có như vậy bệnh mới khỏi hoàn toàn.

Nguyên nhân gây ra bệnh cá Koi bị một màu đỏ rực?

Tiêu đề ảnh cá Koi bị đỏ mình ảnh 2

Căn bệnh cá Koi bị một màu đỏ rực có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Nguyên nhân 1: Do ảnh hưởng của môi trường nước, cụ thể là nhiệt độ nước có sự thay đổi đột ngột, tạo nên sự chênh lệch lớn, khiến cho đàn cá Koi bị sốc. Cá không kịp thích nghi sẽ dẫn tới hiện tượng bị một màu đỏ rực. Nghiêm trọng hơn, khi nhiệt độ nước thay đổi quá lớn cá Koi có thể bị chết do sốc nhiệt.

Nguyên nhân 2: Do độ pH trong hồ bị thay đổi. Khi những chú cá Koi mới được mua về, bạn đã thả cá xuống hồ, xuống bể ngay, không cho cá có quá trình làm quen với môi trường sống mới. Điều này khiến cá không kịp thích ứng với độ pH trong hồ, từ đó dẫn tới hiện tượng cá bị một màu đỏ rực.

Nguyên nhân 3: Do tác động của con người lên cá quá lớn. Khi đánh bắt, con người đã dùng một lực quá mạnh vào cá, khiến cho da cá bị xước xác, đồng thời còn làm tắc nghẽn mạch máu, làm cho cá xuất hiện hiện tượng bị một màu đỏ rực.

Nguyên nhân 4: Do cá Koi ăn quá nhiều, ăn không khoa học, nguồn thức ăn không đảm bảo dẫn tới nội tạng bị tổn thương, lâu dần dẫn tới căn bệnh một màu đỏ rực ở cá Koi.

Nguyên nhân 5: Khi sử dụng một số loại thuốc để điều trị một số căn bệnh nào đó gây ra tác dụng phụ, cũng sẽ khiến cho một số loại virus khác xâm nhập khiến cá Koi mắc phải bệnh một màu đỏ rực.

Dấu hiệu cá Koi đang bị một màu đỏ rực

Tiêu đề ảnh cá Koi bị đỏ mình ảnh 3

Khi cá Koi bị một màu đỏ rực sẽ xuất hiện các dấu hiệu thường thấy như:

– Những chú cá Koi bị bệnh sẽ có phản ứng chậm hơn, mắt mũi lờ đờ, thường hay có dấu hiệu núp bóng những chú cá khác. Nếu quan sát kỹ hơn bạn sẽ thấy cá Koi có dấu hiệu chúc đầu xuống đáy hồ.

– Trên da cá, lớp vảy xuất hiện thường có màu hồng hoặc màu đỏ. Ban đầu sẽ khá mờ nhạt, lẫn vào màu của cá, đặc biệt là với những chú cá có màu cam – đỏ – vàng thường sẽ khó phát hiện hơn so với những chú cá có màu trắng,…

– Cá Koi khi bơi sẽ mệt mỏi, thường có dấu hiệu tách đàn, hoặc khi bơi chung thường bị tụt xuống phía sau.

– Khi căn bệnh cá Koi bị một màu đỏ rực chuyển sang nặng, ngoài phần thân, đuôi của cá cũng sẽ chuyển sang màu đỏ.

Cách điều trị cá Koi bị một màu đỏ rực chuẩn nhất

Tiêu đề ảnh cá Koi bị đỏ mình ảnh 4

Dưới đây là một số cách điều trị cá Koi bị một màu đỏ rực hiệu quả mà bạn nên áp dụng:

– Đối với những chú cá Koi mới mua về, trước khi thả vào bể nuôi chung bạn nên cách ly những chú cá mới. Điều này sẽ giúp tiêu diệt hết các mầm bệnh từ bên ngoài. Thời gian cách ly thích hợp đó là khoảng 14 ngày. Sau 14 ngày nếu cá có dấu hiệu khỏe mạnh, không bị một màu đỏ rực, hay dấu hiệu bị các bệnh khác thì bạn mới thả vào hồ. Kỹ thuật chăm sóc cá mới nuôi về cũng khá đơn giản: Bạn chỉ cần chuẩn bị thùng nước có chứa hệ thống lọc và sục khí oxy pha nước muối 5kg/1000l + 1g tera/100l nước để thả cá. Cách này sẽ giúp cá Koi thích nghi với độ pH có sẵn trong cơ bể.

– Tình trạng cá Koi bị một màu đỏ rực do tắc nghẽn mạch do ăn quá nhiều hay bị tác động quá mạnh bởi con người để điều trị bạn sẽ sử dụng 0.5% muối so với ngày thường vào bể để điều trị áp suất thẩm thấu. Sau đó bạn theo dõi đàn cá khoảng 3 – 4 ngày xem có sự chuyển biến tốt hay không. Bên cạnh đó bạn cũng nên bổ sung thêm các loại men vi sinh như Asivit, PSB – Đây là các loại thuốc chuyên dụng điều trị cho cá Koi, có chứa vitamin và các khoáng chất. Khi sử dụng sẽ giúp điều trị cho cá Koi bị tổn thương do tắc nghẽn mạch.

– Đối với trường hợp cá Koi bị một màu đỏ rực do vi khuẩn, virus thì bạn nên sử dụng các loại kháng sinh chuyên dụng được bán tại các cửa hàng thuốc. Tại đây bạn sẽ được người bán hàng tư vấn về liều lượng sử dụng sao cho phù hợp đàn cá của gia đình mình.

Cách phòng bệnh cá Koi bị một màu đỏ rực chuẩn nhất

Khi mắc bệnh cá Koi sẽ rất ốm yếu và mệt mỏi, vì thế để giúp cá không mắc phải các bệnh nguy hiểm bạn hãy chủ động phòng tránh cho cá. Sau đây sẽ là một số cách phòng bệnh cá Koi bị một màu đỏ rực, bạn đọc hãy tham khảo và áp dụng:

– Mỗi khi vệ sinh bể hay làm gì đó bạn cần nhẹ nhàng khi bắt cá ra khỏi bể/ao nuôi. Cố gắng không gây nên những phản ứng quá mạnh làm tắc nghẽn mạch, làm xước xát da của cá.

– Ổn định độ pH để đàn cá có thể sinh trưởng và phát triển, mức pH được khuyên là từ 7 – 7,5.

– Chú ý không nên thay đổi nhiệt độ nước đột ngột. Cố gắng duy trì mực nước ổn định theo mùa.

– Không cho cá ăn quá nhiều, 1 ngày cho ăn 1-2 lần vào mùa hè còn mùa đông vài ngày cho ăn 1 lần. Mỗi lần cho ăn với lượng vừa phải.

– Trong mỗi lần vệ sinh bể cá bạn chỉ nên thay 20% nước mỗi ngày, nhớ là không nên thay nhiều quá để tránh cá bị sốc.

– Duy trì hàm lượng Oxy tối thiểu: 2,5mg/L. Sau một thời gian dài, nước nuôi trong hồ sẽ có lượng chất thải, chất nhờn tích tụ điều này sẽ là điều kiện thuận lợi cho tảo, rong rêu phát triển nhiều hơn. Sự xuất hiện của các sinh vật này sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng Oxy có trong hồ, đa phần là gây thiếu hụt oxy, vì vậy bạn cần thận trọng quan sát. Khi thấy có quá nhiều rong rêu, tảo bạn cần dọn dẹp sạch sẽ.

– Để đảm bảo cho đàn cá có nguồn nước sạch để sinh sống bạn nên trang bị cho hồ cá bộ lọc nước chuyên dụng.

Một số bệnh thường gặp ở cá Koi mà bạn nên biết

Không chỉ là bệnh một màu đỏ rực, nếu không được chăm sóc tốt, cá Koi cũng có thể mắc một số bệnh nguy hiểm khác như:

6.1 Bệnh thối đuôi, thối vây

Tiêu đề ảnh cá Koi bị đỏ mình ảnh 5

Biểu hiện bệnh là đuôi hoặc vây của cá sẽ có hiện tượng bị rách, cá bơi lờ đờ, ăn ít đi. Sau khi phát hiện cần phải được điều trị ngay để tránh nguy cơ đàn cá có thể bị chết.

Cách xử lý và điều trị: Đầu tiên bạn sẽ vớt chú cá bị bệnh ra khỏi bể và cho ra chậu riêng, sau đó sử dụng loại thuốc đặc trị bệnh thối đuôi cá.

Với đàn cá cũ còn lại trong bể bạn sẽ tiến hành dọn, rửa bằng nước nóng, lưu ý là phải lau sạch mọi ngóc ngách. Sau khi vệ sinh xong cần phải tráng lại bằng nước sạch, tuyệt đối không sử dụng nước máy để rửa. Các phụ kiện trong bể như máy lọc – máy sục,… bạn cũng phải ngâm nước nóng khoảng 10 phút. Cuối cùng bạn thay toàn bộ nước trong bể.

Trường hợp độ pH trong bể chưa đảm bảo bạn nên cho thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm vào nước để diệt vi khuẩn. Cố gắng tạo nhiều oxy trong bể bằng cách vận hành sục khí.

6.2 Bệnh thối miệng

Tiêu đề ảnh cá Koi bị đỏ mình ảnh 6

Thối miệng cũng là căn bệnh khá thường gặp ở cá Koi. Nguyên nhân gây nên bệnh là do vi khuẩn Columnaris – Đây là một loại vi khuẩn hình que Gram âm gây ra. Những con vi khuẩn này sau khi xâm nhập sẽ trú ngụ vào trong miệng cá, những chú cá nào có hệ miễn dịch kém sẽ bị tấn công một cách nhanh chóng.

Biểu hiện khi cá mắc bệnh là: Xung quanh miệng cá sùi lên trông giống như cục bông có màu nâu vàng, trắng, trắng xám. Kèm theo đó là xuất hiện các vệt đỏ ở phần đầu hoặc ở vây, mang.

Cách điều trị: Bạn cần tiến hành thay từ 30 – 50% nước trong bể, sau đó thêm muối, sử dụng thuốc Medfinn để điều trị. Lưu ý đối với căn bệnh này là bạn sẽ không nên tăng nhiệt độ nước vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bùng phát, khiến bệnh nặng hơn. Để phòng bệnh thì cần tránh để nước hồ tăng đột ngột, luôn duy trì nguồn nước sạch sẽ, không cho cá ăn dư thừa, ôi thiu,…

6.3 Bệnh đốm trắng

Tiêu đề ảnh cá Koi bị đỏ mình ảnh 7

Bệnh đốm trắng là một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở cá Koi. Những chú cá bị chết vì bệnh nấm trắng do không được điều trị kịp thời khá nhiều. Nguyên nhân gây nên căn bệnh là do độ ẩm không khí cao, nhiệt độ môi trường thấp hoặc hồ cá quá bẩn, không được vệ sinh thường xuyên. Điều này làm cho vi khuẩn nấm trắng sinh trưởng, xâm nhập vào đàn cá Koi.

Biểu hiện khi mắc bệnh là trên cơ thể cá Koi sẽ xuất hiện các đốm trắng sùi lên, khiến cho đàn cá bơi lờ đờ, biếng ăn.

Cách điều trị đó là bạn sẽ tách chú cá bị bệnh sang một bể nuôi riêng, hoặc chậu nuôi. Sau đó nhỏ xanh methylen (3-5 giọt) hoặc dùng thuốc chuyên trị nấm có bán tại các cửa hàng cá cảnh. Đối với bể cá bạn cần phải sử dụng sủi khí để tăng oxy, đồng thời tăng nhiệt độ nước lên 30 – 32 độ C. Khi cá đã khỏi bệnh thì bạn mới đưa cá trở lại bể cũ.

Cách phòng bệnh nấm trắng là bạn cần phải vệ sinh hồ nuôi thường xuyên. Nguồn cấp nước cho bể cá cũng cần phải thật đảm bảo, cá mới mua về nên khử bệnh trước khi cho vào bể.

6.4 Bệnh ký sinh trùng

Tùy từng loại ký sinh trùng mà sẽ gây nên những bệnh khác nhau cho cá Koi, ví dụ như bệnh rận, bệnh sán lá, bệnh trùng mỏ neo, bệnh rận cá,…

Biểu hiện chung của bệnh ký sinh trùng là da cá ra nhiều nhớt, dịch nhờn, da bị phá hủy, viêm loét.

Để điều trị bạn sẽ cần hải vớt chú cá bị bệnh ra một bể nuôi riêng, nồng độ khoảng 100g/m3, cho cá tắm trong khoảng 1 giờ. Trung bình 1 ngày tắm một lần, tắm liên tiếp trong khoảng 2 tuần để theo dõi tình trạng bệnh.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng thêm Formalin, phèn xanh (CuSO4), Potassium Dichromate (K2Cr2O3), Hadaclean để điều trị.

6.5 Bệnh Nấm

Bệnh nấm ở cá Koi cũng là căn bệnh khá phổ biến. Vi khuẩn nấm có thể xâm nhập vào bất cứ bộ phận nào trên cơ thể của cá. Khi nhiễm bệnh trên cơ thể sẽ xuất hiện các vùng đốm, hoặc sùi lên như một lớp bông trên bề mặt. Căn bệnh nhiễm nấm thường bùng phát trong nhiệt độ lạnh, chất lượng nước kém.

Cách điều trị đó là bạn sẽ sử dụng thuốc Tetra Nhật theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất. Song song với đó là bạn sẽ tăng muối và nhiệt độ trong bể.

6.6 Bệnh nổ mắt

Tiêu đề ảnh cá Koi bị đỏ mình ảnh 8

Nguyên nhân gây ra bệnh nổ mắt là do vi khuẩn Streptococcus Spp gây ra khiến mắt cá bị lồi, mờ đục hoặc bị mù. Căn bệnh này khiến cho gan, thận, tim, ống ruột của cá bị xuất huyết. Triệu chứng xảy ra là do dư thừa chất ở phía sau làm cho mắt cá bị phình lên.

Cách điều trị hiệu quả là bạn sẽ cho vào thức ăn của cá Anti S hoặc Flodoxy Sv hoặc Gentadoxy, sử dụng trong vòng khoảng 5 – 7 ngày. Trong suốt quá trình điều trị nên bổ sung các loại thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, để hỗ trợ cho đàn cá có được thể trạng tốt nhất. Bạn cũng có thể sử dụng thêm một số lại thuốc dinh dưỡng như C Mix 25%, Vitstay C Fort, Bioticbest For Export trộn vào thức ăn của cá hằng ngày.

6.7 Bệnh mang

Tiêu đề ảnh cá Koi bị đỏ mình ảnh 9

Bệnh mang còn được hiểu là bệnh nấm mang. Khi cá bị bệnh sẽ bơi lờ đờ, trên mang xuất hiện các chấm màu đỏ, mang chảy máu, da có các đám bạc màu hoặc phồng rộng. Khí có dấu hiệu bị bệnh bạn cần phải điều trị ngay nếu không cá có thể bị chết chỉ sau 2 – 3 ngày.

Cách điều trị là bạn cần phải nhanh chóng thay nước cho bể cá. Cho thêm Cloramin vào bể cá để khử trùng, bổ sung vitamin C vào thức ăn của cá để làm tăng sức đề kháng cho cá đồng thời nên hạ nhiệt độ xuống thấp hơn 18 độ C hoặc nâng cao lên hơn 30 độ C, ở 2 mức nhiệt độ này sẽ giúp làm giảm nguy cơ cá tử vong.

Căn bệnh Cá Koi bị một màu đỏ rực không chỉ ảnh hưởng tới màu sắc mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của cá. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết cách điều trị và phòng ngừa bệnh đỏ mình ở cá Koi. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết. Mỗi ngày Rium Center cập nhật thêm rất nhiều thông tin hay và chọn lọc khác, mời bạn thường xuyên theo dõi.

Lưu ý

– Để có thể phòng tránh bất kỳ bệnh nào ở cá Koi bạn cần ưu tiên việc giữ sạch ao nước lên hàng đầu. Đồng thời cũng phải chuẩn bị sẵn bộ đồ và các loại thuốc sơ cứu để đề phòng bất kỳ đợt bùng phát bệnh nào. Bạn cũng cần phải thường xuyên hòa thêm một loại hỗn hợp có chứa I-ốt như Betadine xuống ao để ngăn sự sinh sôi và phát triển của các loài vi khuẩn có hại.

– Bạn nên đầu tư thêm một bộ kiểm tra nồng độ pH, để luôn duy trì ở mức ổn định, ngăn ngừa sự ký sinh trùng từ bên ngoài vào cơ thể cá.

– Học thêm nhiều kiến thức để chăm sóc tốt loài cá này. Nghiên cứu các phương pháp phòng bệnh một các kỹ lưỡng để bảo vệ đàn cá của gia đình bạn.

– Sau những ngày mưa nhiều hoặc vào những ngày hè oi nóng, môi trường nước cũng rất dễ bị thay đổi và khiến cá Koi bị một màu đỏ rực. Vì thế tốt đầu tư bộ test nước để kiểm tra chất lượng nước và có sự điều chỉnh kịp thời.

Rium.VN
Trang Thông Tin Uy Tín Về Thú Cưng, Thủy Sinh Và Cá Cảnh

Tham gia hội nhóm trên Zalo

Kênh thú cưng
Hội nuôi tép lạnh

Đánh giá

56 lượt xem | 0 bình luận